Thứ tư, 05/07/2023 - 09:52
Làm thế nào để trồng cây nho trên sân thượng đạt năng suất cao là điều được nhiều bạn quan tâm. Việc trồng nho trên khu vực sân thượng không chỉ góp phần làm mát không gian sống, mà còn tạo ra được những loại trái cây đảm bảo an toàn khi sử dụng. Vậy thì cách trồng nho sân thượng như thế nào để đảm bảo chất lượng? Hãy bỏ túi ngay kỹ thuật trồng nho từ các chuyên gia qua bài viết sau.
Mục lục
Trước kia tìm hiểu về cách trồng cây nho trên sân thượng thì chúng ta cùng điểm qua sơ lược những đặc trưng của loại thực vật này. Đây là loại cây có nguồn gốc từ các miền ôn đới khô ở các nước khu vực châu Á và châu Âu. Một số khu vực ở châu Mỹ cũng có một số giống nho tuy nhiên không phổ biến ở nước ta.
Nho thuộc loại cây trồng lâu năm và có dạng leo thân gỗ. Quả nho sẽ mọc thành từng chùm từ 6 đến khoảng 300 quả, có màu xanh, đen, tía,...Lá của cây nho to giống hình trái tim, mọc đối xứng nhau. Các cụm hoa thường mọc chéo nhau.
Khi bạn quyết định trồng cây nho trên sân thượng, bạn cần chú ý đến đặc tính của cây. Đây là loại cây ưa độ ẩm thấp, khí hậu nóng, nhiều nắng nên bạn cần quan tâm đến thời tiết và môi trường khi trồng.
Trái nho có rất nhiều công dụng khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng tươi thì bà con còn có thể dùng nho để sản xuất rượu vang hoặc uống nước hoa quả.
Mặc dù nho là một loại cây khá dễ trồng nhưng không phải ai cũng biết cách trồng nho đúng kỹ thuật. Nếu như bà con quyết định trồng cây nho trên sân thượng thì có thể tham khảo cách trồng được các chuyên gia khuyến nông khuyến khích như sau:
Trước khi thực hiện cách trồng nho trên sân thượng thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Việc chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để trồng sẽ giúp cho việc trồng nho diễn ra suôn sẻ, dễ giải quyết khi gặp các tình huống bất ngờ.
Trước khi trồng cây nho trên sân thượng thì bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ làm vườn cơ bản. Bà con cần chuẩn bị một chậu cây lớn, nếu như bạn không có chậu cây thì có thể thay bằng bao xi măng, thùng xốp, bầu ươm,...
Bạn nên chuẩn bị thêm một số dụng cụ làm vườn cơ bản như xẻng, cuốc, bình tưới nước. Khi cây đã phát triển lớn lên thì bạn cần chuẩn bị giàn trồng để cây leo lên.
Nếu bạn trồng cây nho trên sân thượng bằng cách sử dụng bầu ươm thì cần đục lỗ để tạo sự thoát khí, giúp cây dễ thoát nước và rễ phát triển mạnh. Nếu như bạn chọn chậu trồng cây thì bạn không được chọn chậu quá nhỏ vì cây sẽ không thể phát triển được tối đa, không đạt năng suất.
Bước tiếp theo khi bạn trồng cây nho trên sân thượng chính là phải chuẩn bị đất trồng. Cây có phát triển và đạt năng suất hay không thì đất trồng sẽ quyết định đến 50%, kết quả cuối cùng khi bạn trồng cây. Do đó, bạn cần phải lựa chọn thật kỹ, tìm loại đất phù hợp.
Khi chọn đất để trồng cây nho thân gỗ trồng chậu, bạn nên chọn đất thịt, ít sạn, pha cát. Đất cần phải đảm bảo có độ thoát nước tốt, tơi xốp, phì nhiêu. Độ pH lý tưởng của đất chính là từ 5.5 đến 7.5.
Khi trồng cây nho trên sân thượng, bạn nên ưu tiên trộn thêm các loại phân hữu cơ vào bên đất trồng để cây hấp thụ được nhiều dưỡng chất. Bạn có thể sử dụng một số loại phân như phân bò ủ hoai mục, phân gà, than bùn, vỏ trấu,... Để phòng ngừa các loại sâu bệnh trong đất thì bạn nên xử lý đất bằng vôi bột khoảng một tuần trước khi trồng cây.
Bước quan trọng cuối cùng trong khâu chuẩn bị trồng cây nho trên sân thượng chính là chọn giống nho. Đa phần nho sẽ được trồng bằng phương pháp ghép cây hoặc giâm cành. Nếu như bạn là người muốn chăm sóc cây từ giai đoạn nhỏ nhất, thích quan sát giai đoạn lớn lên thì bạn có thể chọn mua hạt về trồng.
Tuy nhiên, để trồng giàn nho trên sân thượng đạt năng suất cao, nhanh ra trái thì bạn có thể chọn cách giâm cành. Bạn có thể ưu tiên sử dụng lại nho đỏ (nho Cardinal). Đây chính là loại nho được nhiều người đánh giá cao khi trồng trên sân thượng.
Khi bạn đã chọn được giống và chuẩn bị được dụng cụ cần thiết thì chúng ta sẽ cùng bắt tay vào trồng cây nho trên sân thượng. Đối với bà con chưa có kinh nghiệm trong việc trồng trọt thì có thể tham khảo các bước trồng sau đây:
Bốn bước trên chính là cách trồng nho tại nhà đơn giản và hiệu quả. Vì trồng cây là một quá trình dài nên bạn cần phải kiên nhẫn và tỉ mỉ. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến một vài lưu ý khi chăm sóc cây trên sân thượng.
Khi bà con đã biết được cách trồng cây nho trên sân thượng thì quá trình chăm sóc cây là thông tin tiếp theo bạn cần nắm. Vì cây nho là một loại cây ưa nắng nên trong quá trình trồng cây bạn cần chăm sóc theo phương pháp được bộ khuyến nông khuyến khích, cụ thể:
Trong 10 ngày đầu tiên kể từ khi trồng nho ngón tay trên sân thượng, bạn cần tưới nước đều đặn 2 lần mỗi ngày (sáng và tối). Khi bạn thấy cây đã có sự ổn định thì bạn nên cách từ 4 đến 6 ngày tưới 1 lần.
Như chúng tôi đã đề cập bên trên, nho là giống cây không chịu được tình trạng mưa quá nhiều nên khi thời tiết mưa nhiều, bạn cần có các biện pháp khắc phục. Bạn có thể làm các mái che để che phần chậu trồng cây, hạn chế nước vào đất.
Sau 15 ngày tính từ ngày trồng cây nho trên sân thượng, cây sẽ bén rễ. Lúc này bạn nên tiến hành quy trình bón lót bằng các loại phân như phân bò, phân hữu cơ, mùn quế, phân dê,... Thời gian bón lót định kỳ là từ 10 đến 15 ngày/ lần để đảm bảo cây đủ dinh dưỡng và phát triển.
Trong khoảng thời gian này bạn nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để quả cho ra ngọt nước. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất như canxi, kali. Hai loại phân bón này có công dụng chính là giúp cho cây dễ đậu trái và tránh tình trạng rụng hoa non.
Kỹ thuật trồng nho trong chậu chính là thường xuyên làm cỏ và xới đất để đất thông thoáng, tơi xốp, cây dễ hấp thụ dinh dưỡng. Sau khi thu hoạch cây thì bạn cần phải xử lý cỏ và đất trồng để tạo điều kiện thuận lợi cho vụ mùa tiếp theo.
Khi trồng cây nho trên sân thượng thì bạn cần chú ý trong việc làm giàn leo. Độ cao thích hợp để làm giàn là từ 2 đến 2.5 m, vững chắc, nên đặt giàn ở nơi có nhiều ánh nắng.
Khi bạn trồng nho 152 trồng sân thượng, bạn cần phải chăm sóc, quan sát thường xuyên để có thể loại bỏ các loại nấm, lá hư. Nếu như cây đã phát triển đến tháng thứ tư thì bạn nên bớt cành và chỉ để lại từ 2 đến 4 cành cấp 1.
Bạn tiếp tục bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Tùy theo đặc trưng của từng loại cây mà mỗi cành cấp 1 nên để khoảng từ 10 đến 20 cành cấp 2. Vì vậy trước khi trồng cây nho trên sân thượng thì bạn nên tìm hiểu về đặc tính của giống cây bạn trồng để có phương pháp chăm sóc tốt nhất.
Dựa theo hướng dẫn trồng nho sân thượng, bạn nên phòng bệnh cho cây 1 năm/ lần. Lưu ý nhỏ chính là bạn không nên phun thuốc lúc cây đang ra hoa. Bạn cũng không nên phun thuốc gần với ngày thu hoạch vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng quả và cây.
Bước cuối cùng khi trồng cây nho trên sân thượng chính là thu hoạch. Thời gian để cây trưởng thành và cho ra quả là ba năm. Bạn nên đợi từ 40 đến 70 ngày, lúc này quả đã có dấu hiệu mọng chín thì bạn mới bắt đầu thu hoạch.
Bài viết trên đã giúp cho bà con biết được cách trồng cây nho trên sân thượng được nhiều người áp dụng và đã thành công. Hy vọng rằng với những kiến thức của Nguoinhanong chia sẻ, bạn sẽ biết được những kỹ thuật cơ bản khi trồng nho. Chúc bà con có thể trồng được một vườn nho đạt năng suất cao nhé!
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả
Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả
Cây ăn quả
22-04-2023
Thanh long là loại trái cây được rất nhiều người ưa thích vì loại quả này chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Do đó, nhiều người có mong muốn tự trồng thanh long tại nhà. Vậy cách trồng cây thanh long từ hạt có khó không? Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu các phương pháp trồng thanh long bằng hạt.
Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con
Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con
Cây ăn quả
22-04-2023
Nhiều vườn cây, nông trại lựa chọn trồng thanh long ruột đỏ vì giống quả này cho trái đều và hiệu quả kinh tế vượt trội. Thanh long ruột đỏ là trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên chúng rất được người tiêu dùng yêu thích. Để giúp bà con có một mùa vụ năng suất thì Người Nhà Nông chia sẻ tới bạn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ hiệu quả.
Trồng thanh long trong chậu - Giải pháp trồng trọt “siêu hời” cho bà con
Trồng thanh long trong chậu - Giải pháp trồng trọt “siêu hời” cho bà con
Cây ăn quả
22-04-2023
Thanh long là loại quả mang lại nhiều dinh dưỡng cùng với ý nghĩa phong thuỷ cát tường, thịnh vượng. Vì thế, nhiều người lựa chọn trồng thanh long trong chậu để vừa làm cây hái quả vừa làm cảnh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc cách trồng cây thanh long kiểng và cách chăm sóc chúng dễ dàng tại nhà.
Quy trình trồng thanh long như thế nào? Cách chăm sóc chuẩn
Quy trình trồng thanh long như thế nào? Cách chăm sóc chuẩn
Cây ăn quả
21-04-2023
Quy trình trồng thanh long khá đơn giản mà hiệu quả lại cao. Không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, thanh long còn đóng góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu hoa quả ra thị trường quốc tế. Vì vậy, để nâng cao sản lượng và chất lượng, dưới đây là một số kỹ thuật trồng thanh long, chăm sóc và thu hoạch đúng tiêu chuẩn.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban