show menu

Cách chăm sóc cây sầu riêng con đạt chuẩn, cho cây trĩu quả

Thứ hai, 10/04/2023 - 09:42

Cách chăm sóc cây sầu riêng con đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sản lượng. Có thể thấy rằng sầu riêng là một trong những loại thực vật khá khó tính và cần bỏ công chăm sóc nhiều. Do đó mỗi nhà nông cần phải trang bị cho mình một lượng kiến thức nhất định trong quá trình vun trồng loại thực vật này. Hãy cùng nguoinhanong tìm hiểu về những thông tin cần thiết khi chăm sóc cây nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Chăm sóc cây sầu riêng con cần điều kiện gì?

Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc cây sầu riêng con thì chúng ta cùng xem xét các điều kiện cần thiết nhất để cây sinh trưởng và phát triển. Cụ thể thì khi chăm sóc cây bạn cần lưu ý 2 điều kiện sau

Thời tiết

Cây sầu riêng là loại thực vật phù hợp với khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới. Nhiệt độ lý tưởng để cây có thể sinh trưởng và phát triển sẽ dao động từ 24 đến 30 độ C.

Chú ý vào nhiệt độ là một cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng hiệu quả. Nếu như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều sẽ khiến cho cây con bị chậm phát triển. Bên cạnh đó thì độ ẩm trung bình sẽ rơi vào 65 đến 80%, lượng mưa mỗi năm khoảng 1800 – 2000 mm.

Cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng theo chất đất

Cây sầu riêng sẽ phù hợp với những loại đất màu mỡ, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Độ pH phù hợp để cây phát triển là từ 5 đến 6.

Cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng con
Cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng con

Cách chăm sóc cây sầu riêng con

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con mới trồng. Các thông tin sau đây sẽ cung cấp cho bạn những điều cần lưu ý trong suốt quá trình trồng cây để cho cây đạt năng suất cao.

Bảo vệ cây con khỏi nắng gió

Cây sầu riêng con sẽ có lá khá yếu và mỏng, dễ bị cháy nắng. Do đó vào những ngày trời nắng gắt và nhiệt độ cao thì bạn nên che bớt lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào cây.

Bộ rễ của cây sầu riêng lúc này chưa thực sự phát triển toàn diện cho nên dễ bị tình trạng gió lay làm bật gốc. Một trong những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng con chính là nên cố định thân cây thật chặt.

Một mẹo nhỏ trong kỹ thuật chăm sóc cây chính là bạn có thể chồng đang xem với nhiều cây khác như cà phê, cam, chuối,... Điều này sẽ giúp cho cây vừa được chống nắng vừa trĩu quả, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng
Cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng

Bón phân trùn quế kích thích sầu riêng con ra rễ mới

Một trong những cách chăm sóc cây sầu riêng con được nhiều nhà nông áp dụng chính là bón phân trùn quế. Vì rễ cây lúc này còn khá non và nhạy cảm nên khi bạn bón phân vô cơ, cây sẽ không hấp thụ được.

Do giai đoạn này cây sầu riêng con sẽ cần một lượng dinh dưỡng nhất định để phát triển vì vậy phân trùn quế là lựa chọn phù hợp. Người nông dân có thể bón hằng năm để tạo độ tơi xốp cho đất.

Cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng con chính là tưới tiêu vừa đủ độ ẩm cho đất. Điều này còn góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để trùng hoạt động dưới đất, làm đất tơi xốp.

>> Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái cho nhà vườn

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là một trong những thành phần quyết định đến sự mạnh khỏe của cây. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, nhà vườn nên ưu tiên bổ sung dinh dưỡng cho rễ và cành lá để phát triển ổn định.

Cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh
Cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh

Khi cây đã thích nghi với môi trường và phát triển ổn định, cách chăm sóc cây sầu riêng nhỏ chính là đan xen bón giữa phân vô cơ và hữu cơ. Cụ thể như sau:

  • Vô cơ: Khi cây trong giai đoạn kiến thiết nên bón phân NPK theo quy định 18-11-5. Mỗi lần bón từ 1.2 đến 1.5 kg/gốc và từ 3 đến 4 lần/năm.
  • Hữu cơ: Chọn phân chuồng qua xử lý hoặc bón phân trùn quế. Lưu ý khi bón phân sẽ không chọn các loại phân chuồng tươi, chưa hoai mục vì dễ gây bệnh nấm cho cây sầu riêng con.
  • Phần chuồng: Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng mới trồng chính là khi bón phân chuồng cần phải qua ủ hoai, xử lý để tiêu diệt tất cả những mầm bệnh.
  • Phân trùn quế: Đối với loại phân này thì mỗi lần bón sẽ bón từ 5 đến 6kg/gốc cây và bón 2 lần/năm. Đầu tiên bạn sẽ đào rãnh xung quanh gốc cây có kích thước tương đương với đường kính tán và tiến hành rải phân vào rãnh, sau đó lấp đất lại.

Mỗi loại phân khác nhau sẽ có một cách xử lý và một cách sử dụng khác nhau. Nếu biết cách bón phân, việc chăm sóc cây sầu riêng ra hoa sau sau này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó tùy theo độ tuổi và tình hình phát triển của cây mà bạn có thể cân đối sao cho phù hợp nhất.

Tưới nước chăm sóc cây sầu riêng con

Một điều cần lưu ý trong cách chăm sóc cây sầu riêng con chính là cây sẽ không thích nước bị ứ đọng lại. Vì vậy nên bạn cần phải tạo rãnh thoát nước vào mùa mưa. Điều này sẽ hạn chế tình trạng sầu riêng vàng lá, hạn chế nấm phát triển.

Đặc biệt khi vào mùa khô thì nhà nông cần phải lưu ý để ủ quanh gốc cây, tưới nước giữ ấm cho phần rễ. Bên cạnh đó bạn cần phải chú ý không để cây bị khô hạn hoặc ngập úng quá mức vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đất trồng dưa leo cho cây phát triển tốt

Kỹ thuật tỉa cành cây sầu riêng con

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con mới trồng được nhiều người quan tâm chính là kỹ thuật tỉa cành cây. Có thể khẳng định rằng việc tỉa cành và tạo tán trong quá trình chăm sóc cây đóng vai trò rất quan trọng.

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng nhỏ
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng nhỏ

Kể từ năm thứ hai, thứ ba, thì người nông dân cần phải thực hiện các hoạt động để tạo khung tán cho cây, cắt tỉa cành cây. Quy tắc cần phải đảm bảo trong cách chăm sóc cây sầu riêng còn nhỏ về mặt tạo hình như sau:

  • Cắt bỏ những cành bị sâu bệnh hại sầu riêng, cành yếu, mọc sai hướng.
  • Tạo được khung bên ngoài tròn đều, cân đối.
  • Giữ lại được những cành sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, có khả năng cho nhiều trái.
  • Bỏ những đọt mọc vượt, giữ cây có độ cao khoảng từ 5 đến 6m để dễ thu hoạch.

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng mới trồng tránh bệnh

Trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng nhỏ, việc phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt khi cây con vẫn chưa đủ sức đề kháng nên rất dễ mắc bệnh. Khi bạn nhận ra cây con có các dấu hiệu bệnh trên cây sầu riêng thì cần phải chữa ngay.

Bệnh đốm và chảy lá

Bệnh đốm và chảy lá thường xuyên xuất hiện khi thời tiết có độ ẩm cao. Đây là loại bệnh làm cho cây sầu riêng bị khô lá, xuất hiện các đốm vàng. Nếu không kịp chữa trị sẽ dẫn đến việc mất đọt.

Cách chăm sóc cây sầu riêng con khi cây có dấu hiệu của bệnh đốm và chảy lá chính là sử dụng thuốc chứa hoạt chất là các gốc Đồng (Cu2+) để sát khuẩn. Bạn cần sử dụng dựa theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì.

Phòng và trị sâu đục thân

Sâu đục thân chính là ấu trùng của bọn xén tóc. Bọn chúng sẽ thường sống ở trong các kẻ của thân và tiến hành ăn cành cây, thân cây, ảnh hưởng đến sức khỏe của cây. Đối với các loại sâu bọ này thì bạn có thể tiêu diệt như sau:

Cách chăm sóc cây sầu riêng con khi bị sâu đục thân chính là bơm thuốc trừ sâu trực tiếp vào các lỗ của sâu đục. Để phòng bệnh này thì bạn có thể đặt bẫy bằng đèn, thường xuyên kiểm tra thân cây xem có vấn đề hay không.

Trị sâu đục thân trên cây sầu riêng mới trồng
Trị sâu đục thân trên cây sầu riêng mới trồng

Xử lý cây sầu riêng con nấm rễ

Trong tất cả những loại bệnh của cây sầu riêng thì bệnh nấm rễ là một trong những loại bệnh khó phát hiện nhất. Thông thường bệnh này sẽ tấn công từ rễ cho nên đa phần khi phát hiện thì bệnh đã nặng, không trị được.

Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy bạn nên có sự chuẩn bị, đề phòng ngay từ ban đầu. Đây chính là cách chăm sóc cây sầu riêng con hạn chế bệnh nấm rễ. Cụ thể như sau:

  • Cày xới đất thật kỹ và phơi nắng nhiều ngày, có thể là vài tháng để diệt trừ mầm bệnh trong đất.
  • Những cây sầu riêng con đã bị chết vì bệnh thì nên nhanh chóng nhổ hết phần rễ và tiêu hủy.
  • Bổ sung bón vôi, chuồng ủ hoai để giúp đất tăng được độ tơi xốp, đảm bảo đất có độ pH từ 5 đến 6. Bạn có thể kết hợp các loại nấm đối kháng như Eco Killer, Trichoderma,... khi bón vào cây
  • Có thể bón xen kẽ với phân hữu cơ vi sinh để giúp tăng cường được lượng vi sinh vật có lợi cho cây, giúp cây có đủ dưỡng chất để chống chịu mầm bệnh và phát triển tốt hơn.

Bài viết trên đã giúp cho bạn biết được cách chăm sóc cây sầu riêng con được nhiều người áp dụng và thành công. Hi vọng rằng với những chia sẻ của Người Nhà Nông bạn sẽ hiểu hơn về quá trình chăm sóc cây sầu riêng và những lưu ý cần thiết để phòng bệnh. Chúc bạn có được một vụ mùa bội thu nhé!

Chủ đề Chủ đề:

Sầu Riêng