show menu

Bật mí cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng hiệu quả

Thứ hai, 10/04/2023 - 09:01

Cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng sao cho hiệu quả là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn nhà nông. Bài viết hôm nay, Người Nhà Nông sẽ giới thiệu cho các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng để đạt hiệu quả cao nhất. Mọi người cùng theo dõi nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Giới thiệu về sầu riêng

Sầu riêng có tên khoa học là cây Durian. Người Đông Nam Á ví trái sầu riêng là “ vị vua của các loại trái cây”. Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao và được người dân trồng khá nhiều. Tại Việt Nam, cây này được trồng nhiều tại khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Chia sẻ kỹ thuật trồng chăm sóc sầu riêng
Chia sẻ kỹ thuật trồng chăm sóc sầu riêng

So với nhiều loại trái cây khác, sầu riêng có kích thước khá lớn, vỏ sần sùi và có nhiều gai nhọn. Đặc điểm nổi bật mà chỉ ở sầu riêng mới có đó là hương vị của trái sầu rất đặc trưng. Kích thước của trái sầu có thể đạt tới 30cm chiều dài và 15cm đường kính, trọng lượng dao động từ 1-3 kg.

Sầu riêng thường được sử dụng làm thực phẩm vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thông thường, trái sầu khi chín có thể sử dụng luôn hoặc dùng làm bánh kẹo hay phụ gia. Rễ cây có thể làm thuốc trị sốt, trị vàng da.

Với những ứng dụng hữu ích như vậy, sầu riêng được người dân trồng khá nhiều. Vậy cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng hiệu quả như thế nào?

Điều kiện sinh lý của cây sầu riêng

Hiểu rõ điều kiện sinh lý của cây, bạn sẽ có cách trồng và chăm sóc sầu riêng hiệu quả. Một số điều kiện sinh lý của cây sầu riêng đó là:

  • Sầu riêng là cây trồng ưa khí hậu nóng và độ ẩm không khí cao.
  • Sầu riêng không ưa khí hậu nóng và khô hanh.
  • Lá cây sầu riêng rất quan trọng, đây là nơi dự trữ thức ăn chính của cây. Do đó, khi lá rụng, cây sầu sẽ suy yếu và chết.
  • Cần chú ý đến khí hậu và thời tiết để có cách chăm sóc và phòng tránh cho cây. Đặc biệt, trong giai đoạn trái sầu chín mà mưa nhiều sẽ làm cho trái sầu bị nhão.
  • Sầu riêng là loại cây thân gỗ yếu và có bộ rễ nông. Vì vậy, cây trồng không chịu được sức gió mạnh.
  • Sầu riêng có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất thịt.
  • Sầu riêng phát triển kém trên đất sét nặng, không chịu đất mặn và ngập úng.

Hãy lưu ý đến vấn đề này để có biện pháp chăm sóc sầu riêng hợp lý nhé!

Cách chăm sóc cây sầu riêng
Cách chăm sóc cây sầu riêng

Cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Kỹ thuật trồng chăm sóc cây sầu riêng khá phức tạp. Dưới đây là quy trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng.

Chuẩn bị trước khi trồng sầu riêng

Dưới đây là một số điều kiện mà bạn cần chuẩn bị trước khi trồng sầu riêng:

  • Yêu cầu đối với đất trồng: Sầu riêng có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là trồng trên đất thịt, có khả năng thoát nước tốt. Độ pH dao động từ từ 4,5 - 6,5, độ dốc không quá lớn và cần trồng gần nguồn nước tưới.
  • Lựa chọn giống cây: Sầu riêng là cây trồng thụ phấn chéo nhờ côn trùng và gió. Vì vậy, nếu bạn trồng bằng hạt thì khả năng xảy ra biến dị sẽ cao. Chúng ta có thể trồng sầu riêng bằng cách ghép mắt hoặc ghép cành. Ngoài ra, khi trồng sầu riêng, cần trồng ít nhất 2 giống trong vườn để khả năng thụ phấn chéo cao hơn. Giup chất lượng trái sầu tốt hơn.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây sầu riêng
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Kỹ thuật trồng sầu riêng

Cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Nội dung tiếp theo sẽ cung cấp cho bạn kỹ thuật trồng sầu riêng đúng cách. Thời điểm thích hợp nhất để trồng sầu riêng là từ dầu mùa mưa đến giữa mùa mưa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.

Tùy thuộc vào từng loại đất và chế độ chăm sóc để bố trí mật độ cây trồng sao cho phù hợp. Với loại đất tốt và giàu chất dinh dưỡng như đất đỏ bazan, bạn nên trồng khoảng 100 cây/ ha. Còn loại đất xám nên trồng 125 cây/ ha. Trong giai đoạn đầu khi trồng sầu riêng, bạn nên trồng xen kẽ một số cây trồng ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài, tránh lãng phí đất và chống xói mòn.

Bạn cần đào hố trống trước khi trồng cây từ 1-2 tháng. Mỗi hố đào sâu khoảng 0,7m và theo kích thước dài, rộng 1mx1m. Sau khi đào, bạn cần dùng 0,5kg vôi để xử lý một số loại sâu bệnh. Sau đó 2 tuần, cần bón khoảng 25 - 35kg phân hữu cơ hoại mục, 1kg phân lân và 0,5kg vôi bột để đất có thêm chất dinh dưỡng.

Mô hình chăm sóc cây sầu riêng
Mô hình chăm sóc cây sầu riêng

Lưu ý khi đào, hố phải vừa bằng bầu cây giống. Nếu thấy cây có rễ già thì dùng kéo tỉa bỏ bớt rễ rồi mới đặt cây vào hố trống. Tiếp đó, nén đất chặt xung quanh bầu cây. Sau khi chèn chặt đất xong, cần cắm cọc chụm xung quanh cây và buộc nhẹ vào thân cây để chống cho cây không bị nghiêng ngả khi có mưa lớn và gió.

Có thể dùng rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm và che mát cho cây. Chú ý luôn phải tưới nước bổ sung cho cây để giữ được độ ẩm. Bà con cần lưu ý đặc biệt về chế độ nước khi chăm sóc cây sầu riêng khi ra hoa đậu trái.

Chăm sóc cây sầu riêng

Để sầu riêng đạt năng suất cao, cách trồng, chăm sóc khi trồng và phục hồi sầu riêng sau thu hoạch rất quan trọng. Cùng chúng tôi bỏ túi ngay kinh nghiệm để đem lại hiệu quả kinh tế cao từ việc canh tác sầu riêng nhé!

  • Tưới nước: Nước luôn là nguồn duy trì sự sống cho mọi thực vật và sầu riêng cũng không ngoại lệ. Sầu riêng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi được cung cấp lượng nước vừa đủ. Đặc biệt, bà con nông dân cần chú ý đến chăm sóc cây sầu riêng vào mùa khô, cần tưới từ 7-10 lần/ ngày để tăng khả năng giữ ẩm cho đất và rễ cây. Đây cũng là cách chăm sóc cây sầu riêng con mà người trồng cần lưu ý.
  • Làm cỏ: Cỏ dại là đối tượng tranh giành chất dinh dưỡng của cây trồng. Nếu cỏ dại phát triển quá mạnh mẽ, chúng có thể là nơi cư trú và là nguồn gây bệnh cho cây sầu riêng. Bà con cần chú ý dọn cỏ định kỳ để tạo độ thông thoáng cho cây trồng phát triển mạnh mẽ.
  • Bón phân: Bón phân cũng là một trong những kỹ thuật trồng chăm sóc sầu riêng mà bạn cần quan tâm đến. Bạn có thể bón phân kết hợp vô cơ và phân chuồng hoặc bón phân kết hợp phân trùn quế và vô cơ.
  • Cắt tỉa cành: Sau 6-8 tháng đầu, bà con cần cắt tỉa cành sâu hại sầu riêng, cành thừa và cành không còn khả năng cho trái hoặc chậm phát triển.
  • Phòng ngừa sâu bệnh: Sầu riêng là loại cây ăn quả chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nhà nông. Khi gặp bệnh trên cây sầu riêng, năng suất cây sẽ bị giảm đáng kể. Việc phòng ngừa sâu bệnh là một trong những cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hướng dẫn cắt tỉa cành sầu riêng
Hướng dẫn cắt tỉa cành sầu riêng

>> Xem thêm: Bệnh thán thư trên sầu riêng là gì? Phương pháp phòng tránh

Một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng như sau:

  • Giống trồng: Vì sầu riêng là loại cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng và gió. Vì vậy, cần trồng ít nhất 2 giống sầu riêng trên vườn để sự thụ phấn chéo xảy ra làm đậu trái sầu riêng tốt hơn.
  • Kỹ thuật ghép: Chúng ta có thể trồng sầu riêng bằng cách ghép mắt hoặc ghép cành.
  • Khoảng cách trồng: Khoảng cách và mật độ trồng sầu riêng sẽ ảnh hưởng đến năng suất kinh tế cây trồng. Nếu trồng sầu riêng với khoảng cách quá xa, khả năng thụ phấn chéo giữa các giống sẽ gặp khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng quả đầu ra. Một số khoảng cách trồng sầu riêng là 10m x 12m, 8m x12m, 8m x 10m, 8m x 8m hoặc 6m x 6m.
Tài liệu trồng và chăm sóc cây sầu riêng
Tài liệu trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Người Nhà Nông vừa cung cấp thêm cho bạn những kiến thức hay và bổ ích về cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bà con nông dân sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm phục vụ trong lĩnh vực canh tác. Hãy theo dõi trang Người Nhà Nông để cập nhập liên tục thông tin hữu ích nhé!

Chủ đề Chủ đề:

Sầu Riêng