show menu

Tất tần tật thông tin về bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng

Thứ hai, 10/04/2023 - 11:16

Một trong nỗi lo của bà con nông dân đó chính là bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng. Bởi nếu như không xử lý triệt để và hiệu quả nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như giá trị kinh tế. Do đó người dân cần nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân và quy trình xử lý chuẩn để có thể điều trị dứt điểm bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ một cách chi tiết nhất.

mục lục Mục lục

mục lục

Nhận biết vàng lá thối rễ sầu riêng

Bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu sau:

  • Đối với vùng rễ: Rễ sẽ bị mềm, thối, có màu nâu và dễ tuột da vỏ rễ. Nếu bệnh phát triển mạnh thì phần rễ sẽ bị thối đen dẫn đến mất khả năng trao đổi oxy cũng như hấp thụ dinh dưỡng và nước kém đi. Từ đó cây sẽ trở nên còi cọc, nhiều lá vàng rụng và chết cây. 
  • Đối với trên cây: Đọt non trên cây kém phát triển, chóp lá bị vàng và cháy. Lá phần ngọn sẽ vàng và rụng dần. Nếu bị nặng thì toàn bộ lá sẽ rụng dẫn đến chết khô cây.

Nguyên nhân bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng

Vậy đâu là tác nhân gây ra bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu trong nội dung tiếp theo dưới đây. 

Nguyên nhân sầu riêng bị vàng lá là gì?
Nguyên nhân sầu riêng bị vàng lá là gì?

Bệnh vàng lá trên cây sầu riêng

Dưới đây là nguyên nhân của bệnh cây sầu riêng này, mời bạn tham khảo:

  • Thối rễ: Khi gặp điều kiện thuận lợi các loại nấm có sẵn trong đất như Phytophthora và Fusarium sẽ phát triển và tấn công rễ. Khi thối rễ thì chất dinh dưỡng không được vận chuyển lên lá nên lá dần chuyển sang màu vàng là biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng
  • Nhiễm nấm: Các loại nấm như Colletotrichum spp, Phomopsis durionis,…có thể tấn công cây sầu riêng gây vàng lá. Đầu tiên sẽ xuất hiện những vết đốm hoại tử bên ngoài phiến lá, xung quanh có màu vàng hoặc nâu đậm lan dần vào trong. Dần dần lá sẽ bị vàng và rụng dẫn đến khả năng quang hợp kém, khó sinh trưởng và phát triển.
  • Nhện đỏ: Trên cây sẽ xuất hiện những đốm trắng li ti, lá vàng do nhện đã ăn mất phần diệp lục. Càng nặng thì lá sẽ chuyển sang vàng xám như có lớp bụi ở trên bề mặt, khô dần và rụng.
  • Thiếu dinh dưỡng: Khi cây thiếu dinh dưỡng thì lá cây sẽ bị teo nhỏ có màu vàng hoặc nâu. Ở đầu lá sẽ bị khô, biến dạng và rụng dần. Cây trồng sẽ có biểu hiện riêng tuỳ vào loại dinh dưỡng bị thiếu.

>> Xem thêm: Những lưu ý trong quy trình trồng bòn bon Thái giúp cây sai quả

2.2. Bệnh thối rễ trên cây sầu riêng

Tác nhân chính gây ra bệnh thối rễ sầu riêng đó là các loại nấm như Pythium, Fusarium, Phytophthora,... và tuyến trùng gây ra. Đặc biệt là sự tương tác của 2 loại nấm Fusarium và tuyến trùng.

Cách trị bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng
Cách trị bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng 

Mặc khác, cách chăm sóc của người làm vườn cũng có thể gây ra bệnh cho cây:  

  • Phần lớn nông dân trồng và chăm sóc sầu riêng trên nền đất hồ tiêu cũ. Tuy nhiên, đất vườn vẫn chưa được xử lý kỹ nên vẫn còn tồn tại các nguồn bệnh trong đất. Do đó, chúng sẽ tiếp tục phát triển và gây hại cây sầu riêng.
  • Ở những khu vực như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thường bị thiếu nước vào mùa khô. Vì vậy người dân thường thực hiện mô trồng âm. Điều này khiến cây vào mùa mưa độ ẩm tăng cao, nấm dễ sinh sôi và phát triển.
  • Ở khu vực như Đồng bằng Sông Cửu Long thì đất có thành phần sét cao, dễ bị ngập úng nếu mưa dài ngày. Dẫn đến rễ bị yếm khí lâu và ngộ độc rễ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm gây hại.
  • Đất bị thoái hóa do lạm dụng phân hoá học trong thời gian dài và nấm bệnh dễ phát triển.
  • Ngoài ra, việc diệt cỏ tận gốc làm cho đất dễ bị xói mòn vào mùa mưa gây ra tình trạng ngập úng thối chết rễ. Vi sinh vật có hại, sâu hại sầu riêng tiêu diệt vi sinh vật có lợi và bùng phát nguy cơ gây bệnh.

>> Xem thêm: Đất pha cát thích hợp trồng cây gì? Chinh phục vùng đất bạc màu

3. Trị bệnh vàng lá thối rễ trên sầu riêng

Để điều trị dứt điểm bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng, bà con cần tuân thủ theo 3 quy trình sau:

  • Tỉa cành vàng: Để giúp cây dễ ra lộc khi hồi phục, bạn hãy cắt từ đỉnh đọt đến 2 - 3 mắt lá cây. Bởi lúc này rễ không thể hấp thụ được dinh dưỡng và nước để nuôi cả cây nên việc cắt như vậy sẽ làm giảm áp lực lên rễ và giảm thoát hơi nước.
  • Bón phân hữu cơ: Sau khi đã cắt tỉa, bà con tiến hành bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.
  • Xử lý nấm và phục hồi: Tiến hành theo bộ giải pháp “WAOBOOM - Chăm sóc đất, bảo vệ rễ. Bà con sẽ pha WAO BOOM cùng 600 lít nước rồi tưới đều trên đất đã bón phân hữu cơ. Mỗi gốc cây sẽ tưới từ 10 - 15 lít nước tùy theo độ tuổi và độ rộng của tán. Và sau 7 ngày thì tiến hành tưới lại lần 2. 

Lưu ý: Trong quá trình xử lý bệnh vàng lá thối rễ cây sầu riêng, bà con tuyệt đối không sử dụng phân bón tổng hợp (NPK) hay hóa chất tưới và gốc cây tối thiểu là 3 tháng đầu. Đây cũng là phương pháp chăm sóc cây sầu riêng con mà người làm vườn cần nhớ. 

Bón phân phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên sầu riêng
Bón phân phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên sầu riêng

Biện pháp phòng tránh vàng lá thối rễ sầu riêng hiệu quả

Người xưa đã có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do vậy, nếu cây trồng của bạn vẫn đang phát triển tốt thì bạn có thể thực hiện một trong những cách dưới đây để phòng tránh bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng thật hiệu quả nhé!

Xử lý từ khi canh tác

Hãy hạn chế tối đa việc bón phân hoá học mà thay vào đó sẽ bổ sung phân bón hữu cơ (phân đạm cá, humic, phân chuồng hoai, nấm trichoderma,...) theo định kỳ. Điều này sẽ giúp đất trở nên tơi xốp, tạo độ thông thoáng, đa dạng vi sinh vật đất và tăng pH của đất.

Xử lý sầu riêng vàng lá thối rễ khi canh tác
Xử lý sầu riêng vàng lá thối rễ khi canh tác

Đối với vườn có nguy cơ ngập úng cao vào mùa mưa thì hãy chủ động đào mương thoát nước. Đồng thời quản lý cỏ dại một cách khoa học để tránh xói mòn và giữ ẩm vào mùa nắng. 

Xử lý kỹ đất trồng mới bằng phân bón hữu cơ và vôi để tiêu diệt các nguồn bệnh. Tiêu huỷ tàn dư thực vật đã nhiễm bệnh, đắp mộ, đào rãnh mương tránh ngập úng vào mùa mưa và trồng rễ cây quá sâu.

>> Xem thêm: Bật mí cách trồng gừng năng suất cao cho bà con

Xử lý bằng thuốc sinh học

Biện pháp phòng tránh vàng lá thối rễ sầu riêng
Biện pháp phòng tránh vàng lá thối rễ sầu riêng

Wehg là loại phân sinh sinh học có thể phòng ngừa bệnh nấm hiệu quả. Theo đó bạn nên pha đúng tỷ lệ: 1L phân Wehg + 40L nước. Mỗi cây tưới từ 1 - 4 lít nước đã pha và tưới xung quanh tán cây.

Lưu ý:  

  • Khi thấy cây vừa xuất hiện bệnh thì tiến hành xử lý định kỳ 2 tuần/lần cho đến khi cây ra chồi non thì ngừng.
  • Khi cây đã phát triển bệnh nặng thì xử lý định kỳ 1 tuần/lần cho đến khi chồi non ra thì ngừng.
  • Hãy luôn giữ ẩm đất trong suốt quá trình xử lý mầm bệnh.

Xử lý bằng thuốc hóa học

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất như: Cuprous oxide (phòng trừ nấm tấn công ngoài vùng rễ) và Dimethomorph (tiêu diệt nấm cả bên trong lẫn bên ngoài vùng rễ). Mặc khác, bạn còn có thể sử dụng nano bạc hoặc nano đồng để diệt nấm.

Lưu ý: Nên tiến hành vệ sinh thông thoáng vườn cây, đặc biệt là gốc cây trước khi sử dụng thuốc.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của NGƯỜI NHÀ NÔNG về bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc vườn cây của mình. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm những loại bệnh khác trên trang của chúng tôi để có cách phòng tránh và xử lý kịp thời. Chúc bạn mùa vụ bội thu!

Chủ đề Chủ đề:

Sầu Riêng