show menu

Bí quyết trồng rau thủy canh tĩnh tại nhà bạn nên biết

Thứ bảy, 08/04/2023 - 16:18

Thủy canh là một trong những công nghệ trồng trọt hiện đại mang lại hiệu quả cao đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi hiện nay. Vậy thủy canh tĩnh là gì và cách để trồng rau thủy canh tĩnh tại nhà ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết nhất giúp bạn giải đáp các thắc mắc kể trên.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Thủy canh tĩnh là gì?

Dù đã được ứng dụng trong nông nghiệp khá lâu nhưng không phải ai cũng nắm bắt được thủy canh tĩnh là gì hay hệ thống thủy canh tĩnh là gì?

Hệ thống thủy canh tĩnh là gì
Hệ thống thủy canh tĩnh là gì

Bên cạnh hệ thống thủy canh hồi lưu, trồng rau thủy canh tĩnh là một trong những công nghệ hiện đại được áp dụng vào quá trình trồng trọt hiện nay nhằm mang lại hiệu quả thu hoạch cao và chất lượng sản phẩm tốt. Theo đó, đây là phương pháp trồng rau không cần dùng đến đất và thay vào đó là sử dụng dịch dinh dưỡng trực tiếp cho cây, giúp cây hấp thụ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Hiện nay, thuỷ canh tĩnh được nhiều người sử dụng để thực hiện trồng nhiều loại rau khác nhau như trồng cải kale, cải ngọt, cải canh,...

2. Cấu tạo bộ dụng cụ trồng rau thủy canh tĩnh

Cấu tạo chi tiết bộ dụng cụ trồng rau thủy canh tĩnh sẽ bao gồm các thành phần sau:

  • Bể chứa: Đây là phần không thể thiếu trong một bộ trồng rau thủy canh tĩnh, nó là nơi chứa nước và các chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ số cây được trồng.
  • Máy bơm không khí: Sử dụng để cung cấp không khí cho bể chứa, tránh trường hợp bộ rễ của cây bị thiếu khí oxi gây yếu và chết cây.
  • Đường ống dẫn khí: Hỗ trợ máy bơm không khí để dẫn khí vào bể chứa.
  • Khối sủi bọt: là đầu ra của khí từ máy bơm, tạo lượng bọt nhất định để phân tán không khí ra đều cho toàn bộ cây trong thùng trồng rau thủy canh tĩnh.
  • Rọ nhựa thủy canh: Là bệ đỡ để giữ cây theo đúng vị trí ổn định và phát triển một cách hiệu quả.
  • Giá thể: Là thành phần thay thế đất trồng giúp giữ bộ rễ và tạo độ ẩm cần thiết cho cây, thường được sử dụng từ các vật liệu như trấu, xơ dừa, mùn cưa,...
  • Bệ nổi: Là khung gắn kết các rọ nhựa giúp cây phát triển theo đúng trật tự.
Mô hình thủy canh tĩnh
Mô hình thủy canh tĩnh

3. Kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh

Các trồng rau thủy canh không hề khó, các bước cụ thể để tiến hành phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh như sau:

3.1 Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

Các vật liệu cần thiết mà bạn cần chuẩn bị trước khi tiến hành trồng rau thủy canh tĩnh tại nhà là:

  • Vật liệu trồng: Có thể sử dụng các loại thùng thủy canh tĩnh với các vật liệu khác nhau như thùng xốp, thùng sơn, bình nhựa,... Trong đó phù hợp nhất là thùng xốp vì giá thành rẻ, độ thông thoáng cao, có khả năng giữ nhiệt hiệu quả và dễ dàng vệ sinh.
  • Lớp phủ phía trong thùng: Có thể sử dụng nilon đen hoặc màng phủ chuyên dụng để phủ lót phía trong của thùng nhằm tạo độ cách nhiệt giúp tạo môi trường cho rễ cây phát triển hiệu quả.
  • Tấm nhựa chuyên dụng: Tấm nhựa có chia ô và giá để trồng cây.
  • Giá thể: Giá thể để thay thế đất trong phương pháp thủy canh tĩnh cải tiến, có thể sử dụng trấu, mùn cưa, xơ dừa,...
  • Dung dịch dinh dưỡng: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng cần thiết để cây có thể hấp thụ và phát triển một cách đồng đều và khỏe mạnh
Thùng thủy canh tĩnh
Thùng thủy canh tĩnh

>> Xem thêm: Cách làm giàn thủy canh hồi lưu tự chế tại nhà đơn giản

3.2 Bước 2: Chuẩn bị môi trường trồng rau

Mô hình thủy canh tĩnh không có quá nhiều yêu cầu về môi trường hay vị trí tiến hành, theo đó bạn chỉ cần lựa chọn những không gian có đủ khoảng trống, thoáng đãng và có đầy đủ ánh sáng để cây phát triển tốt.

Để tăng diện tích trồng trọt cũng như độ thẩm mỹ và hỗ trợ việc vệ sinh hệ thống một cách dễ dàng hơn, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng các hệ thống giá đỡ bằng gỗ, bằng kim loại hoặc tuýp nước được bày bán khá nhiều trên thị trường hiện nay.

3.3 Bước 3: Cách trồng rau thủy canh tĩnh

Cũng giống như khi tiến hành trồng trên đất mặt, trồng rau thủy canh tĩnh có thể trồng trực tiếp từ hạt hoặc cây con.

Nếu trồng bằng hạt giống, bạn cần làm ẩm và duy trì độ ẩm của giá đỡ trong suốt thời gian ươm hạt và nảy mầm. Đồng thời với đó, trước khi tiến hành gieo trực tiếp vào rọ, bạn nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 30 đến 45 phút để tăng khả năng nảy mầm của hạt. Nếu trồng bằng cây con bạn cần tiến hành lựa cây khoẻ mạnh và vào rọ tương tự như cách trồng rau trên đất.

Thủy canh tĩnh bằng thùng xốp
Thủy canh tĩnh bằng thùng xốp

Cách trồng bằng cây con thường đơn giản và mang lại hiệu quả tốt cũng như nhanh chóng hơn so với việc gieo hạt nên được đông đảo người lựa chọn hơn. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể thực hiện canh tác các loại rau trồng mùa thu đông bằng phương pháp này. 

>> Xem thêm: Cách trồng đậu cove tại nhà hiệu quả bạn nên biết

3.4 Bước 4: Chăm sóc

Khi mới trồng cây giống bạn cần thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cho đến khi cây thích nghi được với môi trường mới thì bắt đầu tiến hành pha các chất dinh dưỡng cần thiết vào nước nhằm đảm bảo cho cây phát triển tốt.

Song song với pha chất dinh dưỡng, cần thực hiện sục khí theo tần suất 1 lần/ngày để đảm bảo trao đổi khí cho bộ rễ của cây. Đồng thời thường xuyên đo đạc nồng độ các chất trong thùng chứa để tránh trường hợp nồng độ chất quá cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người.

4. Ưu và nhược điểm của hệ thống thủy canh tĩnh

Cách trồng rau thủy canh tĩnh mang lại những ưu và nhược điểm ra sao, sau đây là thông tin chi tiết về vấn đề này:

4.1. Ưu điểm

Những ưu điểm nổi trội mà kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh mang lại là:

  • Đây là phương pháp trồng trọt ứng dụng công nghệ cao nên giảm thiểu được sức lao động của con người mà vẫn đảm bảo về mặt năng suất, chất lượng của sản phẩm
  • Không chịu quá nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường bên ngoài nên có khả năng thích nghi cao, ứng dụng được cho nhiều điều kiện khác nhau
Ưu điểm của phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh
Ưu điểm của phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh
  • Có thể tái tạo môi trường nhanh chóng và tiến hành trồng nhiều vụ trong năm, nhờ vậy mà năng suất của sản phẩm được nâng lên rất nhiều lần
  • Không sử dụng đất và phát triển trong môi trường tách biệt, nhờ vậy mà giảm thiểu được hầu hết các loại sâu bệnh thường thấy khi tiến hành trồng trọt các loại rau

4.2. Nhược điểm

So với phương pháp thủy canh hồi lưu, cách trồng rau thủy canh tĩnh tại nhà vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

  • Bộ dụng cụ để thực hiện phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh khá cồng kềnh nên việc lắp đặt và cho vận hành sẽ tốn nhiều diện tích.
  • Nếu lắp đặt bộ dụng cụ cho hệ thống thủy canh tĩnh mà không kết hợp cùng thiết bị sục khí để cung cấp oxi cho bộ rễ của cây thì dễ dẫn đến tình trạng cây bị úng nước do không có sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài, từ đó gây hỏng bộ rễ và chết cây.
  • Tiến hành trồng rau thủy canh tĩnh bằng thùng xốp hoặc khay đựng sẽ tạo nhiều độ ẩm, tạo điều kiện cho các loại bọ gậy và muỗi phát triển mạnh. Nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình phát triển của cây.
  • Việc dùng thùng chứa để chứa chất dinh dưỡng trong thời gian dài sẽ dễ xuất hiện tình trạng các vi tảo phát triển và hút hết chất dinh dưỡng của cây, khiến cây trở nên còi cọc và kém phát triển.
Nhược điểm của thủy canh tĩnh
Nhược điểm của thủy canh tĩnh

5. Một số lưu ý khi trồng rau thủy canh tĩnh tại nhà

Để đảm bảo hiệu quả khi thực hiện phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh tại nhà bạn cần lưu ý các vấn đề như sau:

  • Thường xuyên tiến hành quan sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện và ngăn chặn tình trạng sâu bệnh xuất hiện trên cây rau
  • Kiểm tra và tiến hành vệ sinh bể chứa định kỳ để hạn chế sự phát triển của vi tảo
  • Pha chất dinh dưỡng cho cây theo đúng liệu lượng
  • Sử dụng nước sạch để cung cấp cho cây trong suốt thời gian chăm sóc

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về vấn đề trồng rau thủy canh tĩnh mà NGƯỜI NHÀ NÔNG muốn chia sẻ đến bạn, hy vọng rằng qua đây bạn sẽ có được thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích để ứng dụng hiệu quả vào thực tế cuộc sống.

>> Xem thêm: Đất pha cát thích hợp trồng cây gì? Chinh phục vùng đất bạc màu