show menu

Bệnh thán thư trên ớt và cách phòng trừ bệnh hiệu quả cho cây 

Thứ hai, 10/04/2023 - 15:57

Bệnh thán thư trên ớt là một trong bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất vụ mùa và khiến cho nhà nông bị tổn thất nặng nề. Vậy nguyên nhân và cách phòng trừ cụ thể của bệnh này ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp một cách chi tiết về vấn đề này cho các bạn cùng tham khảo.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên ớt

Bên cạnh tình trạng cây ớt bị xoăn lá ngọn hay sâu bệnh gây hại, ta còn dễ dàng nhận thấy tình trạng ớt bị thán thư trong quá trình gieo trồng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên ớt
Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên ớt

Bệnh thán thư trên ớt hay thối nhũn trên cây ớt đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng gây thối quả hàng loạt trong giai đoạn quả già và bắt đầu chín. Vậy dấu hiệu nhận biết của loại bệnh này là gì? Sau đây chúng tôi sẽ nêu một cách chi tiết về các triệu chứng thường gặp để bạn nắm bắt một cách chính xác nhất:

  • Đặc điểm nhận biết dễ dàng nhất của loại bệnh thán thư trên cây ớt chính là việc xuất hiện các đốm nhỏ dọc theo chiều dài của gân lá. Lúc mới phát bệnh, nốt nhỏ này sẽ có màu nâu nhạt, sau chuyển đậm dần, có phần viền màu đỏ và hơi lõm xuống.
  • Sau một vài ngày các đốm nhỏ này sẽ trở nên to dần, sậm màu và lõm sâu hơn khiến cho quả bị thối nhũn, vỏ quả bị khô lại và có màu trắng vàng.

Bệnh thối nhũn trên cây ớt không chỉ xuất hiện trên quả và lá mà đôi khi còn lây lan sang các bộ phận khác của cây ớt như ngon hay chồi. Theo đó, nó khiến ngọn và chồi bị thâm đen và thối, gây chết cây nếu không có thuốc điều trị hiệu quả. Khác với bệnh vàng lá trên cây ớt, thán thu gây hại nặng nề cho quả. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn các cách trồng sắn dây đơn giản, hiệu quả cao

2. Tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt

Tác nhân gây nên bệnh thán thư thường thấy ở cây ớt chính là chủng nấm Colletotrichum gloeosporioides. Chúng trực tiếp phát tán trong gió, đất trồng hoặc nước tưới sau đó xâm nhập và gây bệnh cây ớt.

Thông thường loại nấm này sẽ phát triển và gây bệnh diện rộng trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 khi ớt bước vào giai đoạn bắt đầu thu hoạch. Bệnh lây lan nhanh và gây thiệt hại nặng nề nhất là ở những vùng trũng, thấp, ít thoát nước và mất cân bằng dinh dưỡng trong đất trồng.

3. Điều kiện phát sinh khiến bệnh phát triển mạnh

Như đã nói ở trên, tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt là các bào tử nấm bệnh. Do vậy mà chúng có thể dễ dàng tồn tại được với trạng thái ngủ đông trong hạt giống hoặc các bộ phận tàn dư của cây đã bị nhiễm bệnh như lá, thân và cả đất trồng. Sau đó, khi gặp được điều kiện môi trường thích hợp với nhiệt độ và độ ẩm cao, chúng có thể dễ dàng sinh sôi trở lại và tiếp tục gây bệnh nên cây trồng với tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng.

Bệnh thán thư trên ớt do nấm bệnh gây nên
Bệnh thán thư trên ớt do nấm bệnh gây nên

Trước đây, bệnh thán thư chỉ xuất hiện trên cây ớt khi bước vào giai đoạn quả già và bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên thời gian gần đây chúng đang có những chuyển biến xấu khi nó xuất hiện sớm hơn và gây hại cho cây con và gây thiệt hại nặng nề.

>> Xem thêm: Giải đáp từ chuyên gia: Bón vôi cho đất nhằm mục đích gì?

4. Biện pháp phòng và cách trị bệnh thán thư trên cây ớt

Một số cách trị bệnh thán thư trên cây ớt hiệu quả mà bạn cần nắm vững để hạn chế những hậu quả mà loại bệnh lý này có thể gây ra là:

4.1 Biện pháp canh tác

Việc kết hợp các biện pháp phòng tránh hiệu quả trong suốt quá trình trồng và chăm sóc chính là phương pháp giúp trị bệnh thán thư trên ớt một cách hiệu quả, cụ thể như sau:

  • Tiến hành vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng trước khi gieo trồng vụ mới, tiêu hủy toàn bộ tàn dư của cây bệnh ở mùa vụ trước như cành, lá, thân, hạt và quả,... Đồng thời thường xuyên thực hiện vệ sinh đồng ruộng trong suốt thời gian gieo trồng và chăm sóc vụ ớt mới.
  • Đầu tư nghiên cứu và lựa chọn một giống ớt mới, tuyệt đối không sử dụng lại giống bệnh từ mùa vụ trước.
  • Không trồng ớt với mật độ quá dày tránh tạo môi trường rậm rạp với độ ẩm cao cho nấm phát triển, tốt nhất là nên tiến hành xen canh với các giống cây ngắn ngày khác.
  • Thực hiện bón phân và tưới nước theo đúng kỹ thuật, không tưới nước quá nhiều gây úng nước. Hạn chế bón quá nhiều phân đạm cho đồng ruộng gây mất cân bằng dinh dưỡng và tạo điều kiện cho bào tử nấm sinh sôi.
Canh tác đúng cách sẽ làm giảm bệnh thán thư trên ớt
Canh tác đúng cách sẽ làm giảm bệnh thán thư trên ớt

4.2 Sử dụng thuốc trị bệnh thán thư trên ớt

Bên cạnh những phương pháp phòng ngừa thì sử dụng thuốc trị bệnh thán thư trên ớt cũng là điều không thể thiếu để giúp cây nhanh chóng phục hồi. Một số loại thuốc đặc trị mà bạn có thể yên tâm tham khảo và sử dụng trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu quả bệnh thán thư ớt là: 

  • Thuốc Antracol 70WP (liều lượng 2kg thuốc pha dùng cho diện tích 1 ha) phun trực tiếp lên phiến lá, thân cây hoặc quả khi bệnh mới xuất hiện các đốm nhỏ.
  • Phun luân phiên thuốc Antracol 70WP (liều lượng 1.5 – 2 kg thuốc pha dùng cho diện tích 1 ha) với thuốc Nativo 750WG (liều lượng 0,12kg thuốc pha dùng cho diện tích 1 ha) để tăng sức đề kháng cho cây và hỗ trợ tiêu diệt mầm bệnh khi bệnh mới có dấu hiệu xuất hiện.
  • Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, FOLPAN 50SC,... với nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại trên diện rộng.

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh thán thư trên ớt cũng như cách phòng ngừa hiệu quả mà Người Nhà Nông muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua đây bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức hữu ích để ứng dụng hiệu quả vào thực tế và mang lại hiệu quả thiết thực cho công cuộc trồng trọt của bản thân.

>> Xem thêm: Bón vôi cho đất phèn có tác dụng ra sao? Cách bón vôi hiệu quả