show menu

Bật mí top 5 sâu bệnh hại sầu riêng không thể bỏ qua

Thứ hai, 10/04/2023 - 11:31

Như chúng ta đã biết, sầu riêng là loại cây ăn trái đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng lại rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 5 chủng sâu bệnh hại sầu riêng phổ biến và cách phòng tránh hiệu quả.

mục lục Mục lục

mục lục

Sâu bệnh gây hại sầu riêng như thế nào?

Ngoài các bệnh thối trái sầu riêng hay thán thư sầu riêng, sâu bệnh gây hại cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng. Nhận biết được các loại sâu bệnh hại sầu riêng sẽ giúp bà con có biện pháp phòng và xử lý kịp thời. Ngoài ra còn hạn chế được những thiệt hại kinh tế do sâu bệnh gây ra. 

Sâu hại trên sầu riêng
Sâu hại trên sầu riêng

Sâu hại là những động vật không có xương sống thuộc lớp sâu bọ, là loại chuyên phá hại mùa màng và gây hại cho cây trồng. Hiện nay có rất nhiều loại sâu bệnh hại cây trồng như bọ trĩ, rầy nâu,.. Còn bệnh hại là tình trạng cây sinh trưởng và phát triển không được tốt do vi sinh vật gây nên. Sâu bệnh hại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản. Ví dụ như lúa bị rầy nâu, bắp cải bị sâu đục,...

Vậy sâu bệnh hại trên cây sầu riêng gồm những loại nào? Cùng chúng tôi theo dõi tiếp nội dung dưới đây nhé!

chủng sâu bệnh hại sầu riêng phổ biến

Bên cạnh công tác trồng và chăm sóc cây sầu riêng, bà con cũng cần quan tâm đến các loại sâu bệnh hại sầu riêng phổ biến sau:

Sâu ăn lá sầu riêng - Rầy phấn

Rầy phấn là một trong những loại sâu hại phổ biến trong ngành trồng trọt. Đặc biệt trên cây sầu riêng, rầy phấn xuất hiện khá nhiều và chuyên đi ăn lá cây. Ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, chúng hoạt động bằng cách chích hút lá non, làm lá sầu không thể phát triển được nữa. Lá cây sẽ bị biến dạng, cháy mép và khô dần rồi rụng. Vết chích do sâu ăn lá sầu riêng gây ra có thể tạo điều kiện phát triển cho nấm bệnh xâm hại ở cây trồng.

Rầy phấn trắng - Sâu hại trên sầu riêng
NhãnRầy phấn trắng - Sâu hại trên sầu riêng

Dấu hiệu nhận biết cây sầu riêng bị rầy phấn hại nặng là lá thưa thớt, quăn queo, lá non rụng khá nhiều. Cây sầu phát triển kém, ra hoa ít, khả năng đậu quả kém và chất lượng quả sầu không được cao. Đây cũng là cách chăm sóc cây sầu riêng ra hoa hiệu quả mà người làm vườn cần ghi nhớ. 

Sâu đục trái

Đứng thứ hai trong top 5 sâu bệnh hại sầu riêng là sâu đục trái. Ngoài gây hại trên sầu riêng, sâu đục trái còn gây hại trên một số cây ăn quả thường gặp như táo, ổi, bưởi và xoài. Việc phòng trừ loại sâu hại này rất khó khăn.

Như chúng ta đã biết, sầu riêng thường mọc thành chùm nhiều quả liền kề nhau. Vì vậy, sâu đục trái thường gây hại ở vùng tiếp giáp giữa các trái. Sâu hại sầu riêng sẽ làm cho trái dễ biến dạng và rụng sớm. Vết hở do sâu gây ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật và nấm bệnh trên cây sầu riêng xâm nhập.

Sâu đục trái sầu riêng làm nông dân mất mùa
Sâu đục trái sầu riêng làm nông dân mất mùa

Dấu hiệu nhận biết sâu đục trái đó là bà con quan sát phân sâu thải ra bên ngoài vết đục. Nếu có dấu hiệu này, bà con cần có biện pháp xử lý để tình trạng không lan rộng thêm. Cách phòng tránh loại sâu này đó là bao bọc trái sầu kín và cẩn thận. Để nâng cao chất lượng quả thu lại, bạn đừng bỏ qua cách chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái khỏi sâu bệnh này. 

Sâu bệnh hại sầu riêng - Sâu đục thân

Sâu đục thân là loại sâu bệnh hại trên cây sầu riêng thường gặp và xâm hại cây trồng quanh năm. Chúng gây hại bằng cách tấn công trực tiếp vào thân, ăn mòn thân cây, dần dần làm cây mất đi sự sống. Các vết thương do sâu đục thân gây ra sẽ tạo cơ hội cho nấm bệnh phát triển.

Bà con có thể phòng trừ sâu đục thân bằng cách kiểm tra thường xuyên gốc cây sầu riêng, khoảng 20 ngày/ lần. Nếu thấy xuất hiện tình trạng kể trên, bạn hãy sử dụng thuốc trừ sâu nguyên chất phun vào vết đục do sâu hại. Việc phun thuốc sâu cũng giúp diệt bớt ấu trùng trên cây.

Sâu đục thân ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây sầu
Sâu đục thân ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây sầu

Rệp sáp

Rệp sáp là loại sâu bệnh hại sầu riêng tấn công chủ yếu ở vùng lá. Rệp sáp sẽ hút chất dinh dưỡng của cây và làm cho bộ phận bị hại kém phát triển, làm trái sầu bị sượng. Khi gây hại, rệp sáp sẽ tiết ra chất mật ngọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh trùng phát triển. Cây sầu bị rệp sáp tấn công sẽ đem lại trái sầu không chất lượng, làm giảm giá trị nông sản và gây khó khăn trong việc tiêu thụ.

>> Xem thêm: Bật mí cách trồng gừng năng suất cao cho bà con

Sâu bệnh hại trên cây sầu riêng - Bọ trĩ

Bọ trĩ cũng là loại sâu bệnh gây hại chủ yếu vùng lá của cây sầu. Thời gian gây hại khá dài, từ lúc lá non cho đến khi lá gần trưởng thành. Bọ trĩ tấn công bằng việc hút chất dinh dưỡng và làm cho lá chậm phát triển.

Dấu hiệu nhận biết khi có bị trĩ xâm hại là màu lá xám bạc, ít thấy màu xanh. Nếu mức độ tấn công nguy hiểm, lá sầu sẽ bị biến dạng. Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển gây tình trạng đen lá và trái sầu. Mặc dù không gây chết cây nhưng sẽ làm cho tốc độ phát triển của cây kém đi, làm khả năng ra hoa đậu quả kém, trái thì nhỏ và chất lượng không cao. 

Bọ trĩ hại sầu riêng
Bọ trĩ hại sầu riêng

Bà con cần phun thuốc diệt sâu hại sầu riêng định kỳ để phòng ngừa kịp thời. Khi xuất hiện tình trạng sâu bệnh hại, cần tỉa bỏ bộ phận bị xâm hại, tránh làm mầm bệnh lan rộng gây ảnh hưởng năng suất và hiệu quả kinh tế. 

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại sâu bệnh hại sầu riêng phổ biến mà bà con cần chú ý. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bác nhà nông có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc và phòng ngừa sâu hại. Hãy theo dõi Người Nhà Nông để cập nhập những thông tin hay và bổ ích nhé!

>> Xem thêm: Cách trồng chanh trong chậu và một số lưu ý bạn nên biết

Chủ đề Chủ đề:

Sầu Riêng