show menu

Hướng dẫn chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa chi tiết 

Thứ tư, 12/04/2023 - 15:08

Kỹ thuật trồng cây vải thiều đã mất nhiều công sức, công việc chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa lại càng không đơn giản. Chăm sóc cây đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sản lượng của cây. Vậy chăm sóc cây vải thiều trong giai đoạn này như thế nào là đúng cách? Cùng tìm hiểu chi tiết.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Thời điểm chăm sóc tốt nhất cho cây vải thời kỳ ra hoa

Vải thiều còn có tên là thanh hà lệ chi, quả nhỏ, vỏ màu đỏ sần, hạt đen tuyền, cùi trắng dày ăn rất ngon, ngọt với hương vị vô cùng đặc biệt. Kỹ thuật trồng vải thiều không khó nhưng biết cách chăm sóc vải thiều khi ra hoa mới giúp cây ra nhiều trái và đạt năng suất cao.

Thời điểm chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa có vai trò quan trọng
Thời điểm chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa có vai trò quan trọng

Thời điểm thích hợp nhất để chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa là thời gian mà hoa vải nở rộ, vào độ tháng 3 – 4 dương lịch. Trong thời kỳ này bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng quả na chất lượng, sai quả

2. Chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa

 Vậy cách chăm sóc cây vải thiều khi ra hoa có khó không? Để cây vải thiều cho ra trái và đạt năng suất cao, kỹ thuật chăm sóc cây vải thiều khi ra hoa vô cùng quan trọng. Dù trồng vải thiều ở Tây Nguyên hay Bắc Giang, Nghệ An thì bạn cũng có thể tham khảo cách chăm cây khi ra hoa sau đây:

  • Kỹ thuật tỉa cành: Khi cây vải thiều bắt đầu ra hoa thì người trồng nên tập trung tỉa cành, tạo hình cho cây bằng cách cắt bỏ những cành nhỏ, cành tăm, cành bị sâu bệnh, những cành mọc chen tán... Những cành này khiến cây bị ức chế kích thích phân hóa mầm hoa tốt, đồng thời khiến cây dễ phát sinh mầm bệnh. Hơn nữa, cắt tỉa cành giúp tăng cường dinh dưỡng cho cây, hạn chế được tình trạng rụng hoa hoặc rụng quả non về sau.
  • Ngưng tưới nước: Khi chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa thì bà con nông dân nên ngưng tưới nước hẳn, giữ cho vườn vải thiều trong tình trạng khô hạn từ 10 – 15 ngày. Sau đó mới tưới đẫm nước liên tục cho cây từ 2 – 3 ngày rồi dứt hẳn, kích thích cho hoa nở đồng loạt.
  • Phun giữ hoa và đậu quả: Trong thời kỳ cây vải ra hoa nên tiến hành dùng rơm rạ, cỏ khô ủ quanh gốc để giữ độ ẩm cho cây. Vườn quá khô sẽ khiến cây thiếu nước và rụng hoa. Ngược lại nếu tưới quá nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ khiến các mô non ở cuống và hoa trương lên đột ngột gây rụng hoa.
  • Bón phân cho cây giúp hoa phát triển: Sau khi chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa, vải thiều sẽ tắt hoa. Người trồng cần bổ sung phân bón cho cây vải, đặc biệt là những loại phân bón dễ tan, có hàm lượng NPK phù hợp như phân đầu trâu, Hà Lan, Việt Nhật,... Hãy rắc phân xung quanh gốc theo tán cây, tưới nước để phân có thể ngấm xuống đất.
Chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa
Chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa

3. Phòng trừ sâu bệnh

Để chăm sóc vải thiều sau thu hoạch tốt hơn, nhà vườn nên quan tâm đến quá trình phòng trừ sâu bệnh. Nếu không biết cách chăm sóc vải thiều ra hoa thì cây trồng sẽ có rất nhiều sâu hại, điển hình như nhện lông nhung, hoa bị thối nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi phát hiện nhện tấn công thì người trồng cần thu gom những lá nhện mang đi đốn để tránh lây lan. Bên cạnh đó, bà con nông dân nên sử dụng các thuốc trừ nhện để phun ngay khi lộc non vừa nhú, có thể tham khảo các loại thuốc như Pegasus 500ND, Ortus 5SC,...

Ngoài ra, để chăm sóc cây vải thiều ra hoa hiệu quả thì bạn nên sử dụng thuốc trừ sâu tại những cửa hàng uy tín để kịp thời loại trừ các loại sâu bệnh như bọ xít xanh, bọ xít vai nhọn, rệp hại hoa, sâu đục cuống quả,... Đối với sâu đục cuốn quả, người trồng nên kiểm tra các lứa sâu và phun thuốc vào đợt tháng 4, tháng 5 và tháng 6 mới hiệu quả.

Phòng trừ sâu bệnh cho vải thiều khi ra hoa
Phòng trừ sâu bệnh cho vải thiều khi ra hoa

Trong thời gian vải thiều ra hoa gặp mưa phùn, thiếu ánh sáng thì cây dễ bị bệnh như mốc dương, sương mai,... khiến hoa bị thối và rụng. Khi đó, để chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa bà con nông dân có thể sử dụng một số loại thuốc trị nấm như Boóc-đô 1%, Anvil 0,2%, Score 0,1%, Ridomil MZ 0,2%, hoặc Aliette 80 WP 0,15% và phun làm 2 lần: lần thứ nhất lúc cây mới ra hoa và lần thứ 2 lúc hoa nở được từ 5 – 7 ngày.

>> Xem thêm: Tiết lộ cách trồng cây mãng cầu xiêm chuẩn cho năng suất cao

4. Dùng túi bọc để bảo vệ quả

Sau khi biết cách chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa, chúng ta cùng tìm hiểu cách dùng túi để bảo vệ quả. Sau 45 ngày cây đậu trái thì người trồng có thể dùng túi bọc để bảo vệ quả khỏi những sâu bệnh và chim, sóc,... Trước khi bao quả, bà con cần cắt tỉa những cành tăm vô hiệu và phun thuốc trừ sâu bệnh để loại bỏ hết trứng sâu, sâu non và nấm bệnh có ở bề mặt trái. 

Nên dùng túi để bảo vệ và chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa tốt hơn
Nên dùng túi để bảo vệ và chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa tốt hơn

Một điều quan trọng trong kỹ thuật kỹ thuật chăm sóc cây vải thiều chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa đậu trái chính là dùng bao to để bao chùm vải thiều. Bạn dùng túi bọc trắng trong để bao quả sẽ giúp màu sắc tự nhiên của quả không thay đổi, nếu lót thêm giấy báo bên trong sẽ giúp trái chín có vỏ màu sáng hơn. Cách bọc bao ni lông bảo vệ quả vô cùng đơn giản. Hãy lồng bao từ dưới lên và buộc miệng túi phía trên bằng dây mềm, đầu ở dưới sẽ để hở tự nhiên hoặc đục lỗ thoát nước và tản nhiệt cho quả.

5. Kết luận

Bài viết trên, Người Nhà Nông đã hướng dẫn bạn làm thế nào để chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa để bà con làm vườn có thể tham khảo. Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây mang đến cho bạn kiến thức bổ ích, đồng thời biết cách chăm sóc vải lúc ra một cách hiệu quả.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng na Đài Loan cho năng suất và chất lượng cao