show menu

Bật mí kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều đạt hiệu quả cao

Thứ tư, 12/04/2023 - 14:57

Bà con nông dân luôn quan tâm đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều sao cho đạt được năng suất cao. Vải thiều không chỉ là loại quả tốt cho sức khỏe, giàu vitamin C, mà còn mang đến giá trị kinh tế cao. Vậy làm cách nào để thiều đạt được năng suất cao, sai quả và ít sâu bệnh? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau!

mục lục Mục lục

mục lục

1. Điều kiện sinh trưởng của cây vải     

Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều, thì yếu tố quan trọng mà bạn cần biết đó chính là điều kiện sinh trưởng của cây. Vải thiều là loại cây lâu năm, thích ứng rộng, có thể trồng vải thiều ở Tây Nguyên, Nghệ An cho tới Thanh Hóa trở ra. Đặc biệt, cây có bộ rễ mạnh, chịu hạn khá tốt nhưng không chịu được úng. Cây cũng không kén đất nhưng nếu đất tốt thì cây cho ra năng suất cao.

Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây vải thiều
Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây vải thiều

Dựa vào kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều, người trồng cần chọn loại đất thích hợp cho cây. Nếu vải thiều được trồng ở đất xấu, đất đồi hoặc chua nhưng được bón đầy đủ các phân hữu cơ thì cây vải vẫn phát triển bình thường. Vải thiều thích hợp trồng ở những nơi có thời tiết mát lạnh khô, ra nụ và nở hoa vào trời nắng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng ổi Ruby đạt năng suất cao, sản lượng lớn

2. Chuẩn bị trước khi trồng vải thiều    

Theo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều, bà con nông dân cần chuẩn bị kỹ những điều quan trọng sau đây:

  • Chọn cây giống vải đạt chuẩn: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều theo phương pháp ghép trồng trong túi bầu polyetylen là thông dụng nhất. Cây được ghép với thước tối thiểu là 10x22 cm, cành và gốc được ghép phát triển đều nhau. Đặc biệt, bạn cần gỡ bỏ hoàn toàn dây ghép để bộ rễ và cây phát triển tốt, không mang theo những mầm bệnh.
  • Đường kính gốc ghép: Đường kính cần cách mặt đất 2 cm là 0,8 – 1 cm, đối với cành ghép từ 0,5 – 0,7cm. Trong đó chiều dài của  cành ghép khoảng 30 – 40 cm và đảm bảo phải có 2 – 3 cành cấp 1 trở lên.
  • Chọn đất trồng: Theo tài liệu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều, cây không hề kén đất trồng, điều quan trọng là tầng đất dày và thoát nước tốt.
  • Thời vụ trồng: Hiện nay có hai vụ chính là thu và xuân, vụ xuân từ tháng 3 – 4, vụ trồng từ tháng 8 – 9 với mật độ trồng là 400 cây/ha và khoảng cách trồng vải thiều là 6x4m.
Lựa chọn đúng vụ để áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều hiệu quả
Lựa chọn đúng vụ để áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều hiệu quả

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc vải thiều     

Sau đây là quy trình trồng và chăm sóc cây vải thiều, giúp cây phát triển tốt và cho ra năng suất cao:

3.1. Kỹ thuật trồng vải thiều

  • Làm đất, đào hố trồng: Đất cần được lên luống để dễ thoát nước cũng như tránh tình trạng ngập úng. Ngoài ra, bà con nông dân cần xử lý các vấn đề gây ảnh hưởng đến cây trồng như đất dư kim loại nặng, xói mòn, ngập úng,... Kỹ thuật trồng vải thiều tốt nhất là đất xấu đào hố to, đất tốt đào hố nhỏ với kích thước 0,8x0,8x0,6m. Đối với những vùng đất xấu thì bà con nông dân nên đào hố to với kích thước là 1x1x0,8m.
  • Bón lót: Cách chăm sóc cây vải thiều tốt nhất là bón lót cho từng hố. Bà con có thể sử dụng phân bón hữu cơ Organic 1 hoặc Gold để bón cho từng hố với liều lượng 1 – 3kg/cây/lần. Bà con cần lưu ý công đoạn này cần thực hiện trước khi trồng cây 1 tháng.
  • Cách trồng cây vải thiều cơ bản: Cách trồng đơn giản nhất là đào một cái hố nhỏ giữa hố đã đào và cho túi bầu đã xé đặt vào hố, sau đó lấp đất và nén chặt đất quanh gốc. Cắm cọc hoặc sử dụng dây mềm buộc cố định để cây hạn chế bị gió lung lay dẫn đến đứt rễ.
Nên áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều
Nên áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều

3.2. Cách chăm sóc cây vải thiều cho năng suất cao

Để có thể cho cây vải thiều được năng suất cao thì người trồng cây cần biết những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều hiệu quả. Vậy chăm sóc cây vải thiều như thế nào là đúng cách? 

Chăm sóc định kỳ: Cần cung cấp đủ nước cho cây, nhất là trong mùa khô và giai đoạn trải đang lớn cũng như sắp chín. Ngoài ra, bà con nông dân cần phòng trừ cỏ dại bằng cách phủ gốc chè bằng phân, cỏ, rác và xới váng sau mỗi trận mưa. Bạn cần dọn cỏ sạch sẽ vào vụ xuân từ tháng 1 – 2 và vụ thu từ tháng 8 – 9, đồng thời xới gốc để cây phát triển được tốt nhất.

Cần nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều thường xuyên
Cần nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều thường xuyên

Kỹ thuật cắt tỉa tạo hình: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều này gồm tạo cành cấp 1 cho đến tạo cành cấp 3, cụ thể như sau:

  • Tạo cành cấp 1: Khi cây vải thiều đạt chiều cao từ 45 – 50cm thì cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chừa từ 3 – 4 cành phân bổ đều về các hướng, chọn những cành khỏe, ít cong và cách nhau từ 7 – 10cm trên thân chính.
  • Tạo cành cấp 2: Kỹ thuật chăm sóc cây vải thiều khi cành cấp 1 đạt chiều dài từ 25 – 30cm thì cần bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Trên cành cấp 1 sẽ giữ lại khoảng 3 cành cấp 2 phân đều về cách hướng và phân bố với khoảng cách hợp lý.
  • Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành chính tạo quả cho cây. Chính vì vậy, những cành này cần được bố trí hợp lý sao cho chúng không giao nhau và phân bổ theo nhiều hướng khác nhau để cây có thể quang hợp tốt.

Phương pháp bón phân cho cây: Bón phân cho cây đều đặn hằng năm giúp cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Nếu quá trình này được đảm bảo thì cây phát triển, quá trình chăm sóc cây vải thiều ra hoa  kết trái sẽ đạt tiêu chuẩn.

>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng quả na chất lượng, sai quả

3.3. Phòng trừ sâu bệnh

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều quan trọng đó chính là phòng trừ sâu bệnh. Có vậy, việc canh tác mới có sự chủ động, đảm bảo không có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến năng suất. Một số sâu bệnh bà con nông dân cần lưu ý khi trồng cây vải thiều: bọ xít nâu, sâu đục đầu quả, rệp hại hoa và cỏ non, bệnh mốc sương,...

Mỗi loại sâu bệnh sẽ có một cách phòng trừ khác nhau. Tuy nhiên dựa theo chuyên gia có kinh nghiệm kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều, cách tốt nhất chính là bạn nên thăm vườn thường xuyên để kiểm tra tình trạng cây. Nếu như trong giai đoạn này bạn phát hiện bất kỳ loại bệnh nào thì có thể nhanh chóng xử lý, không để lan ra các cây khác. Bạn cũng nên thường xuyên tỉa cành và dọn vệ sinh gốc cây thông thoáng, tránh ủ bệnh.

Phòng bệnh cho cây vải thiều là một trong những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều
Phòng bệnh cho cây vải thiều là một trong những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều

4. Thu hoạch và bảo quản quả vải

Thu hoạch và bảo quản đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều. Với chăm sóc vải thiều sau thu hoạch chuẩn, nhà vườn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Ngưng phun thuốc bảo vệ thực vật và chất thích cây sinh trưởng từ 10 – 15 ngày trước khi thu hoạch.
  • Nên thu hoạch khi vải đạt được độ chín sinh lý để quả đảm bảo được chất lượng và bảo quản được lâu hơn. Thời điểm thích hợp để bạn thu hoạch vải thiều là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Bà con không nên thu hoạch vải thiều trong thời tiết nắng gắt ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản của quả.
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều chính là dùng dụng cụ thu hoạch cần sắc bén, quả sau khi cắn cần được phân loại và đóng gói càng sớm càng tốt.
  • Vải thiều sau thu hoạch không nên để tiếp xúc với đất hoặc để qua đêm.
  • Không nên xếp vải quá đầy giỏ kho vận chuyển, đồng thời các giỏ cần được bao lót cẩn thận, che phủ bằng giấy hoặc lá, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời hoặc va chạm do vận chuyển khiến quả hư hại.
Nên thu hoạch vải thiều vào buổi sáng hoặc chiều mát
Nên thu hoạch vải thiều vào buổi sáng hoặc chiều mát

5. Kết luận

Người Nhà Nông đã chia sẻ đến bà con nông dân kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều cho ra năng suất cao. Nếu có bất cứ thắc mắc gì trong quá trình trồng và chăm sóc cây vải thiều, hãy để lại bình luận ở phần comment để được giải đáp miễn phí. Hãy cùng đón xem thêm nhiều kiến thức về làm vườn trên website nhé!!

>> Xem thêm: Tiết lộ cách trồng cây mãng cầu xiêm chuẩn cho năng suất cao