show menu

Hướng dẫn kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên cho bà con nông dân

Thứ tư, 12/04/2023 - 14:42

Hiện nay, rất nhiều bà con nông dân quan tâm đến kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên. Cây vải ở đây cho ra loại quả ngọt thanh, có giá trị cao về mặt kinh tế. Nhiều hộ gia đình làm giàu nhờ vào việc canh tác vải thiều đúng cách. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn cách trồng cây vải để có được một vụ mùa bội thu.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Vải thiều có trồng được ở Tây Nguyên không? 

Câu trả lời là có. Tây Nguyên là vùng đất thích hợp để trồng vải thiều và canh tác diện tích lớn. Hàng năm, Tây Nguyên cung cấp số lượng lớn vải thiều theo đầu tấn. Có thể nói, đây là vùng đất thích hợp để bà con nông dân canh tác vải thiều.

Vải thiều có trồng được ở Tây Nguyên không?
Vải thiều có trồng được ở Tây Nguyên không?

2. Kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên

Bà con cần hiểu về kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên. Điều này sẽ  giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển mạnh, cho ra năng suất tốt. 

2.1. Chọn đất trồng

Cây vải không hề kén đất, điều quan trọng là đất phải thoát nước. Đối với cây trồng bằng cành chiết, rễ phát triển tốt nên cần giữ ẩm tốt, để đảm bảo cây khỏi lấy gốc và  tăng tỷ lệ sống cho cây trồng. Khi trồng cây vải thiều trên đất bồi, bạn nên chọn nơi có độ dốc dưới 250C, đồng thời nên trồng theo đường đồng mức và băng cây để tránh tình trạng xói mòn.

Chọn đất trồng tốt là kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên hiệu quả
Chọn đất trồng tốt là kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên hiệu quả

2.2. Thời vụ và mật độ trồng vải

Trong kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên, thời vụ đóng vai trò quan trọng  quyết định đến năng suất. Vải được trồng vào hai vụ chính là vụ xuân từ tháng 3 đến tháng 4 và vụ thu vào tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Trồng vải thiều với mật độ là 400 cây/ha và trồng với khoảng cách 6x4m là phù hợp.

>> Xem thêm: Hướng dẫn trồng dưa lưới trên sân thượng không sâu bệnh

2.3. Tiêu chuẩn cây giống

Theo kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên, cây vải thiều trồng theo phương pháp ghép trong túi bầu có kích thước tối thiểu là 10x22cm. Cây giống cần có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau, phần ghép phải tháo bỏ dây ghép. Bạn nên ưu tiên chọn cây ghép có bộ rễ phát triển tốt, không mang mầm bệnh.

Cần chọn giống vải thiều ngon, ngọt và không có mầm bệnh
Cần chọn giống vải thiều ngon, ngọt và không có mầm bệnh

2.4. Đào hố và bón phân lót

Khi bạn đào hố theo nguyên tắc: Đất xấu thì đào hố to và đất tốt thì đào hố nhỏ. Thông thường, hố trồng vải thiều có kích thước là 0,8x0,8x0,6m. Ở khu vực đất xấu thì nên đào hố với kích thước 1x1x0,8m. Đào hố là một trong kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên người trồng cần nắm rõ.

Cần bón lót cho cây vải thiều khoảng 30 – 50kg phân chuồng, 0,7 – 1,0kg Super lân và 0,5 kg vôi bột cho mỗi hố. Lưu ý khi đào để lớp đất mặt một bên và đất dưới một bên. Lớp đất mặt sẽ trộn cùng phân bón và lấp vào miệng hố, đất dưới đáy sẽ xếp thành vòng quanh miệng hố. Công việc này cần thực hiện trước khi trồng cây 1 tháng.

2.5. Cách trồng vải thiều ở Tây Nguyên

Kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bà con nông dân cần cẩn thận để cây trồng đạt năng suất tốt nhất. Bà con cần đặt bầu cây thấp hơn mặt đất từ 2 – 3 cm, lấp đất và nén chặt xung quanh gốc.

Bên cạnh đó, người trồng cần cắm cọc cố định cây trồng khỏi bị gió lung lay gây đứt rễ. Bà con nông dân nên giữ độ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô,... cũng như hạn chế được sự phát triển của cỏ dại.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính thu tiền tỷ

3. Cách chăm sóc vải thiều ở miền nam theo từng giai đoạn

Kỹ thuật chăm sóc cây vải thiều trồng ở miền nam sẽ tương tự như cách trồng ở Tây Nguyên. Bạn có thể chia ra thành 4 giai đoạn để chăm sóc:

3.1. Giai đoạn ra hoa, đậu quả

Cách chăm sóc vải thiều khi ra hoa là không được dùng phân bón lá nhiều đạm vì sẽ làm rụng hoa và quả non. Dựa vào kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên, người trồng chỉ nên cung cấp đủ nước để cây nở hoa, tiến hành thụ phấn và thụ tinh tốt trong thời kỳ này.

Chăm sóc vải thiều đúng cách là kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên tốt
Chăm sóc vải thiều đúng cách là kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên tốt

Lưu ý, bạn cần phải đảm bảo đất giữ độ ẩm ở mức 70 - 80% bằng cách duy trì lịch tưới nước đều đặn. Trong trường hợp ban ngày độ ẩm không khí dưới 65%, nhiệt độ trên 34 độ C thì khi trồng vải thiều ở miền Nam cần phun nước lên tán cây để giảm nhiệt.

3.2. Giai đoạn sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch, các cành có hoa quả đã rụng sẽ mau bật lộc. Những cành trước đó không ra hoa thì có các đỉnh sinh trưởng tăng dần. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sinh trưởng ở cây không đều. Đối với những vườn vải trồng khá thưa thì sẽ tiến hành cắt tỉa cây theo phương pháp đốn phớt. Đối với những vườn trồng với mật độ dày thì sẽ sử dụng phương pháp đốn sâu.

Chăm sóc cây vải thiều hậu thu hoạch
Chăm sóc cây vải thiều hậu thu hoạch

Kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên kiểu này sẽ giúp cho quá trình ra lộc được đồng đều, hạn chế tình trạng mất cân bằng. Cách chăm sóc vải thiều sau thu hoạch này còn giúp tạo bộ tán cây cân đối hơn. 

3.3. Thời kỳ cây phát triển lá thân cành và bộ rễ cho mùa quả năm sau.

Đây là giai đoạn cây phát triển mạnh về bộ rễ và cành. Lúc này, lộc hè sẽ sinh trưởng và phát triển khi được bón phân đầy đủ, kịp thời. Tiếp theo, lộc thu sẽ phát sinh khi lộc hè đã thành thục.

Mỗi đợt lộc sẽ cách nhau từ 50 đến 60 ngày. Kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên vào giai đoạn này cần chú trọng vào việc bảo vệ lộc non, tránh bị sâu hại. Bạn nên kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện kịp thời các loại sâu và chữa trị.

3.4. Thời kỳ nghỉ ngắn của cây

Thời kỳ nghỉ ngắn ngày là giai đoạn đầu tiên trước khi cây vải phân hóa mầm hoa. Giai đoạn này, cây sẽ không nảy lộc và tiếp tục tích lũy dưỡng chất trên thân, cành, lá đầy đủ trước khi tiến hành phân hóa mầm.

Kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên trong thời kỳ này sẽ tác động vào từng bộ phận của cây. Vào giai đoạn này, người nông dân cần phải tạo được pha ngủ triệt để cho cây đồng thời bảo dưỡng được những sản phẩm quang hợp còn lại của cây. 

>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng quả na chất lượng, sai quả

4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây vải

Trong quá trình cây sinh trưởng và cho ra quả thì sâu bọ thường có xu hướng tấn công cây rất nhiều. Do đó để phòng trừ bệnh cho cây, bạn nên thực hiện một một số cách sau:

  • Quét dọn cành cây khô và các quả đã rụng để hạn chế sâu.
  • Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện sớm các bất thường.
  • Sau khi thu hoạch thường bôi vôi vào gốc để diệt sâu đục thân.
  • Thường xuyên xông khói để xua đuổi ngài.
  • Đối với những cành lá có dấu hiệu bị bệnh thì cắt bỏ và đem đi đốt để phòng trừ.
Phòng sâu bệnh là công đoạn không thể thiếu trong kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên
Phòng sâu bệnh là công đoạn không thể thiếu trong kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên

5. Kết luận

Bài viết trên, Người Nhà Nông đã giúp cho bạn biết được những kỹ thuật trồng vải thiều ở Tây Nguyên được nhiều người áp dụng. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho bà con nông dân có thêm những kiến thức để tạo nên một mùa màng bội thu. Trong quá trình chăm sóc cây hãy ra kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của cây nhé!