show menu

Củ dền có tác dụng gì? Những lợi ích của củ dền khiến bạn bất ngờ

Thứ bảy, 27/05/2023 - 08:47

Củ dền có tác dụng gì mà được nhiều người yêu thích đến thế? Trong thế giới đa dạng của thực phẩm, củ dền nổi lên như một loại thực phẩm đầy tiềm năng. Với màu sắc sặc sỡ, củ dền không chỉ là một nguyên liệu hấp dẫn trong nấu ăn mà còn được coi là một 'siêu thực phẩm'. Trong bài viết này, Người Nhà Nông sẽ mang đến những thông tin bổ ích về loại củ đặc biệt này.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Củ dền có tác dụng gì?

Củ dền là một loại thực phẩm không còn xa lạ với chúng ta. Chúng thường xuất hiện trong các mâm cơm gia đình. Với tác dụng đa chiều và giá trị dinh dưỡng cao, củ dền đã trở thành một nguồn dưỡng chất quý giá. Vậy củ dền có tác dụng gì?

ăn củ dền có tốt không
Ăn củ dền có tốt không?

1.1. Thải độc gan

Nhờ chứa sắc tố betacyanin, củ dền đỏ tạo hiệu ứng dây chuyền giúp loại bỏ độc tố trong gan, hỗ trợ trong việc chữa lành các bệnh gan mật. Công dụng củ dền là đối phó với các vấn đề như viêm gan, vàng da, ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, việc bổ sung củ dền đỏ vào thực đơn hàng ngày giúp hạn chế tích tụ mỡ dư thừa và đem lại hiệu quả giảm cân.

1.2. Điều hòa ổn định huyết áp

Củ dền có tác dụng gì với người bệnh không? Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra việc tiêu thụ 500ml nước ép củ dền đỏ mỗi ngày có tác dụng tích cực đến việc điều chỉnh huyết áp. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng hàm lượng nitrat cao có trong củ dền đỏ chính là yếu tố góp phần vào việc ổn định huyết áp.

1.3. Ngăn ngừa đột quỵ và các vấn đề về tim mạch

Củ dền đã được chứng minh có tác dụng đáng kể trong việc chống đột quỵ và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch. Bên cạnh đó có khả năng giảm nồng độ cholesterol trong máu và có tác dụng chống oxy hóa. Điều này làm cho nó trở thành một trợ thủ đắc lực trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho hệ tim mạch của chúng ta.

1.4. Bổ máu

Củ dền là một nguồn giàu chất sắt. Vậy củ dền có tác dụng gì trong việc bổ máu không? Câu trả lời là có. Chất sắt có trong củ dền đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và kích thích tế bào máu, đồng thời cung cấp oxy cho cơ thể. Ngoài ra, củ dền còn chứa hàm lượng chất đồng cao, giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. 

tác dụng củ dền đỏ
Tác dụng củ dền đỏ

1.5. Tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài những tác dụng trên, củ dền là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ. Công dụng của củ dền là tăng cường hệ miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng. Hợp chất betaine trong củ dền đỏ thúc đẩy sản sinh serotonin, giúp cải thiện tâm trạng và mang lại cảm giác sảng khoái. 

>>> XEM THÊM: Đậu bắp làm món gì ngon? Những món ngon đơn giản từ đậu bắp

2. Công dụng nước ép củ dền

Theo nghiên cứu mới đây về đề tài nước ép củ dền có tác dụng gì đã có những khám phá đáng chú ý. Chỉ cần bổ sung nước ép củ dền trong vòng 10 ngày, đã có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong hệ vi sinh vật miệng. Điều này đồng nghĩa với việc duy trì một hệ vi sinh vật lành mạnh, giúp làm chậm quá trình lão hóa và tác động tiêu cực đến mạch máu.

Pha chế nước ép củ dền rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách kết hợp củ dền với các loại rau củ khác như dưa chuột, táo hoặc cà rốt. Khi bắt đầu uống nước ép, hãy bắt đầu với nửa củ dền trung bình và uống một lần mỗi tuần. Dần dần, bạn có thể tăng liều lượng lên và uống cả củ dền mỗi tuần một lần.

Lưu ý rằng công dụng nước ép củ dền là làm sạch mạnh mẽ và loại bỏ các chất độc trong cơ thể. Do đó hãy sử dụng một cách cân nhắc và không tiêu thụ quá nhiều để tránh các tác dụng phụ như chóng mặt, dị ứng,...

tác dụng của nước củ dền
Tác dụng của nước củ dền

3. Củ dền đỏ kỵ với gì?

Phối hợp chế độ ăn uống lành mạnh và cân nhắc các thành phần là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe. Củ dền đỏ có tác dụng gì cũng tốt cho cơ thể, tuy nhiên, có những thực phẩm mà bạn nên tránh sử dụng cùng với củ dền. Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý khi kết hợp chúng trong chế độ ăn hàng ngày.

3.1. Củ dền kỵ với quả lê

Khi ăn các bạn nên tìm hiểu kỹ củ dền kỵ với gì. Củ dền không phù hợp khi kết hợp với quả lê. Củ dền đỏ có tính hàn, khi kết hợp cùng với lê, có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Kết hợp này cũng không nên dùng củ dền đỏ cho trẻ sơ sinh vì nó có thể gây ngộ độc và nguy cơ tử vong cao.

3.2. Củ dền kỵ với sữa

Bên cạnh đó, nước củ dền không được kết hợp với sữa. Do củ dền có hàm lượng nitrat cao, việc kết hợp với sữa có thể tạo ra chất gây ngộ độc. Vì vậy, hãy tránh việc pha nước củ dền với sữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

>>> XEM THÊM: Nước ép cần tây có tác dụng gì? Những điều cần lưu ý khi uống

4. Ai không nên ăn củ dền?

Vì đây là một loại thực phẩm phổ biến tại nước ta. Ngoài việc quan tâm củ dền có tác dụng gì, bạn cần biết những người không nên tiêu thụ loại củ này. Các nhóm đối tượng sau đây cần hạn chế ăn củ dền:

  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, khi cơ thể còn nhạy cảm. Việc tiêu thụ củ dền đỏ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Người có cơ địa dị ứng với củ dền có thể gặp phản ứng như ngứa ngáy, nổi ban... do thành phần chất gây dị ứng trong củ dền.
  • Những người mắc bệnh sỏi thận nên tránh ăn củ dền đỏ, vì nó chứa nhiều oxalat có thể làm tăng tình trạng sỏi thận.
Những ai không nên ăn củ dền
Những ai không nên ăn củ dền
  • Nếu bạn đang trải qua các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, thì cũng nên hạn chế tiêu thụ củ dền.
  • Củ dền tác dụng giảm huyết áp, do đó người bị huyết áp thấp nên ăn củ dền với số lượng hạn chế.
  • Người mắc bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ lượng lớn củ dền đỏ, vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

>>> XEM THÊM: Có nên uống nước ép cần tây mỗi ngày không? Lời khuyên từ chuyên gia

5. Lưu ý uống nước ép củ dền đúng cách

Để bảo quản và tận dụng tối đa chất dinh dưỡng của củ dền, dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Số lượng: Mặc kệ củ dền có tác dụng gì, để tốt nhất vẫn là phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và tình trạng sức khỏe của bạn. Một lượng phổ biến là khoảng 1-2 ly nước ép củ dền mỗi ngày. 
  • Thời điểm: Vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn chính. Uống nước ép củ dền vào buổi sáng giúp cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng để bắt đầu ngày mới. Uống trước bữa ăn chính lợi ích của củ dền giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Tránh uống nước ép củ dền khi đang no bụng: Sau khi ăn no, dạ dày đang tiêu hóa thức ăn. Việc uống nước ép trái cây trong thời điểm này có thể gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa. 
  • Bảo quản nước ép củ dền trong tủ lạnh: Để bảo quản nước ép lâu hơn, nên để chúng trong tủ lạnh và ở nhiệt độ thích hợp. Điều này giúp duy trì chất lượng và hương vị tốt nhất cho nước ép. 
Lưu ý uống nước ép củ dền đúng cách
Lưu ý uống nước ép củ dền đúng cách
  • Uống trong vòng 2 giờ sau khi ép: Nên uống ngay sau khi ép để tận hưởng hương vị tươi ngon và giữ được các chất dinh dưỡng. Nếu để quá lâu, tác dụng nước ép củ dền sẽ mất đi và dễ lên men.
  • Kết hợp nước ép củ dền với các loại trái cây khác: Để làm nước ép củ dền dễ uống hơn, bạn có thể kết hợp với các loại trái cây khác để tạo ra hương vị ngon ngọt hơn. Đối với người mới thử nghiệm, nên bắt đầu bằng nửa củ dền trung bình mỗi tuần và dần tăng lượng củ dền theo từng tuần.
  • Không nên làm nóng nước ép củ dền: Nước ép củ dền không nên được làm nóng, vì quá trình làm nóng có thể làm mất các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C.

6. Lời kết

Trên những thông tin Người Nhà Nông đã chia sẻ, không thể phủ nhận rằng củ dền thực sự là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng. Chắc hẳn ai cũng đã cho mình câu trả lời củ dền có tác dụng gì rồi đúng không? Hãy thêm củ dền vào thực đơn hàng ngày của bạn để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại nhé!