show menu

Giải đáp bệnh nhân mắc tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Thứ sáu, 19/05/2023 - 10:37

Tiểu đường ăn bí đỏ được không?": đây là câu hỏi gây tò mò trong danh sách các loại thực phẩm phù hợp cho người tiểu đường. Khi mắc phải căn bệnh này, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý glucose và duy trì sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan về việc kết hợp thực phẩm này nhé

mục lục Mục lục

mục lục

1. Giá trị dinh dưỡng có trong bí đỏ

Bí ngô là một loại thực phẩm ít calo nhưng giàu chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể và duy trì cân bằng lượng đường huyết. Trong một khẩu phần 120 gram bí ngô nấu chín, bạn sẽ tìm thấy các thành phần sau:

  • Calo: 50 
  • Chất đạm: 2 gram
  • Chất béo: 0 gram
  • Tinh bột: 11 gram
  • Chất xơ: 3gram
  • Canxi: đáp ứng 4% nhu cầu hàng ngày (DV)
  • Sắt: đáp ứng 4% nhu cầu DV
  • Vitamin C: đáp ứng 8% nhu cầu DV
  • Vitamin A: đáp ứng 280% nhu cầu DV

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Việc ăn thực phẩm giàu chất xơ đã được chứng minh là có khả năng cải thiện sự kiểm soát lượng đường trong máu. Một nửa cốc (120 gram) bí đỏ chữa tiểu đường chứa đến 12% nhu cầu hàng ngày (DV) cho chất xơ.

Sau khi biết những thông tin về hàm lượng dinh dưỡng có trong bí ngô, người bệnh sẽ dễ dàng điều chỉnh chế độ ăn hơn. Một phần bí đỏ nấu chín chứa khoảng 22 gam đường tự nhiên. Lượng đường này tương đương với nửa phần chén cơm hoặc khoảng 1,5 lần lượng đường được cho phép trong một bữa ăn phụ.

2. Người tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Với hàm lượng chất dinh dưỡng như trên, liệu tiểu đường ăn bí đỏ được không? Câu trả lời là có, nhưng cần quan tâm đến liều lượng cung cấp cho cơ thể. Nó thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao, với mức 75, nhưng lại có hàm lượng đường (GL) thấp, chỉ ở mức 3. 

Bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không
Bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không

Điều này có nghĩa là nếu ăn một lượng bí đỏ vừa phải, tác động ít đến đường huyết, đồng thời mang lại nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều bí đỏ có thể gây tăng đáng kể đường huyết đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ là cần thiết để tránh các biến chứng liên quan.

>>> XEM THÊM: Cách mix các loại nước ép rau củ quả tốt cho sức khỏe

3. Ảnh hưởng của bí đỏ lên lượng đường trong máu

Bí ngô có chỉ số Glycemic Index (GI) cao đạt 75, tuy nhiên, đồng thời lại có mức đường huyết (Glycemic Load - GL) thấp chỉ là 3. Thông tin này cho thấy rằng khi tiêu thụ một khẩu phần bí ngô, tác động của uống bí đỏ trị tiểu đường lên mức đường huyết không đáng kể.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm giàu carb đến đường huyết, chúng ta sử dụng hai chỉ số: Tải lượng đường huyết (GL) và chỉ số đường huyết (GI). Tải lượng đường huyết (GL) là lượng carb có trong một khẩu phần thực phẩm và cho biết mức độ ảnh hưởng của nó đến lượng đường trong máu. Chỉ số GL được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 10.

Trong khi đó, chỉ số đường huyết (GI) được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 100. Cho biết mức độ tăng đường trong máu mà một loại thực phẩm có thể gây ra. Nếu chỉ số GI càng cao, tức là một loại thực phẩm có khả năng gây tăng đột biến lượng đường trong máu càng lớn.

4. Bí đỏ với người tiểu đường

Sau khi đã tìm hiểu về việc tiểu đường ăn bí đỏ được không? Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để khám phá tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe của người bệnh trên động vật. Và dưới đây là những kết quả đáng chú ý:

Tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không
Tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không
  • Tăng cường sản sinh insulin tự nhiên trên chuột mắc tiểu đường.
  • Hai hợp chất Trigonelline và Axit nicotinic trong bí đỏ có khả năng hạ đường huyết và ngăn chặn bệnh tiểu đường.
  • Sự kết hợp giữa carbohydrate trong bí đỏ và hợp chất Puerarin từ cây Sắn dây (Pueraria thomsonii) giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và tăng độ nhạy insulin.
  • Bí đỏ trị tiểu đường bằng cách tăng cường sản sinh insulin - một hormone giảm đường huyết trong cơ thể. Đồng thời, các hợp chất Trigonelline và Axit nicotinic có trong bí đỏ cũng giúp hạ đường huyết.
  • Bí đỏ có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hoá, giúp cảm giác no lâu và hạn chế việc ăn uống quá nhiều. Điều này hỗ trợ trong việc kiểm soát cân nặng, vì bí đỏ giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa ít calo. Điều này rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì cân nặng quá cao có thể làm tăng nguy cơ biến chứng. Bao gồm các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường, bao gồm tim mạch và đột quỵ. 

Ngoài thắc mắc tiểu đường ăn bí đỏ được không? Nhiều người còn tò mò lợi ích sức khỏe mà loại thực phẩm này mang đến là gì? Chúng tôi đã tổng hợp những giá trị dinh dưỡng khác như sau:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Bí đỏ chứa nhiều carotenoid, giúp ngăn chặn tác động của gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi một số loại ung thư. Đặc biệt, alpha-carotene và beta-carotene có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
  • Chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như alpha-carotene, beta-carotene và beta-cryptoxanthin trong bí đỏ giúp ngăn chặn tổn thương do gốc tự do và bảo vệ tế bào khỏi các tác động xấu.
Lợi ích khác của bí đỏ
Lợi ích khác của bí đỏ
  • Bảo vệ thị lực: Bí đỏ giàu beta-carotene, cung cấp vitamin A, có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe mắt. Ngoài ra, nó chứa hai hợp chất Lutein và Zeaxanthin, giúp phòng ngừa vấn đề liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Bí đỏ chứa beta-carotene, vitamin C, vitamin E, sắt và folate, bí đỏ với người tiểu đường giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch: Bí đỏ giàu kali, vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Hạt bí cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe: Hạt bí không chỉ là một phần bỏ đi mà có thể được tận dụng như một món ăn vặt ngon miệng sau khi làm sạch và rang lên. Nghiên cứu cho thấy tác dụng của hạt bí ngô cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Ngoài ra, hạt bí còn có tiềm năng là một nguyên liệu thiên nhiên hứa hẹn trong việc quản lý bệnh tiểu đường type 1.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách làm sữa bí đỏ dinh dưỡng ngay tại nhà

5. Người tiểu đường nên ăn bí đỏ thế nào cho đúng

Để nói chính xác tiểu đường ăn bí đỏ được không còn phụ thuộc vào cách ăn như thế nào? Người nhà nông khuyên bạn tuân thủ các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bệnh nhân tận dụng lợi ích dinh dưỡng của bí đỏ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và đường huyết.

Hướng dẫn người tiểu đường ăn bí đỏ đúng cách
Hướng dẫn người tiểu đường ăn bí đỏ đúng cách
  • Hạn chế tần suất: Không nên ăn bí đỏ quá thường xuyên. Nên giới hạn việc tiêu thụ bí đỏ khoảng 2-3 lần mỗi tuần để đảm bảo ổn định mức đường huyết.
  • Ưu tiên dạng nguyên chất: Khi ăn bí đỏ, nên ăn nó dưới dạng nguyên chất. Tránh các loại chế biến khác có thể làm tăng hàm lượng carbohydrate và gây tăng đường huyết. Ví dụ như đồ uống, bánh nướng hoặc bánh ngọt chứa bí đỏ.
  • Không kết hợp với đường: Bí đỏ đã có một vị ngọt tự nhiên, do đó không cần thêm đường vào. Sử dụng bí đỏ mà không kết hợp với đường giúp tránh tăng mức đường huyết.
  • Tránh kết hợp với ớt: Không nên ăn bí đỏ cùng với ớt. Vitamin C trong ớt có thể phá hủy enzym phân giải có trong bí đỏ, làm giảm hiệu quả tiêu hóa.

>>> XEM THÊM: Bí đỏ có tác dụng gì? Những lợi ích và dinh dưỡng từ bí đỏ

6. Kết luận

Bài viết trên chia sẻ đến các bạn những thông tin về vấn đề tiểu đường ăn bí đỏ được không? Với bất kỳ thực phẩm nào, sự cân nhắc và kiểm soát vẫn là yếu tố quan trọng. Hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên gia để tìm hiểu cách tận dụng lợi ích của bí đỏ trong chế độ ăn tiểu đường.