show menu

Cách trồng nấm bào ngư tại nhà cực đơn giản, mang lại hiệu quả cao

Thứ sáu, 07/04/2023 - 16:14

Nấm bào ngư hiện nay đang là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến với hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như khả năng chế biến linh hoạt trong các bữa ăn gia đình. Chính vì vậy mà các vấn đề xoay quanh việc trồng nấm bào ngư tại nhà cũng như các lưu ý khi chăm sóc loại thực phẩm này cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bài viết sau đây sẽ giải đáp một cách chi tiết nhất những thắc mắc của bạn về vấn đề nói trên.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Trồng nấm bào ngư tại nhà dễ hay khó?

Việc trồng nấm bào ngư tại nhà dễ hay khó tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng hơn cả là sự am hiểu của bạn về cách trồng nấm bào ngư, các quy trình trồng trọt cũng như số lượng nấm bào ngư mà bạn mong muốn thu hoạch.

Quy trình trồng nấm bào ngư tại nhà
Quy trình trồng nấm bào ngư tại nhà

 

Nếu bạn chỉ dự định trồng khoảng vài chục phôi nấm để tự dùng cho gia đình thì khá đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật trồng nấm bào ngư như trong các nông trại với số phôi lên đến con số hàng ngàn.

2. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư tại nhà đơn giản

Sau đây là các quy trình kỹ thuật mà bạn cần nắm vững để thực hiện trồng nấm bào ngư tại nhà đạt được hiệu quả như mong muốn.

2.1. Trồng nấm bào ngư trong thùng xốp bằng phôi

Trồng nấm bào ngư trong thùng xốp là lựa chọn của rất nhiều người hiện nay bởi sự hiệu quả và cách thực hiện khá đơn giản. Cụ thể các bước chi tiết để thực hiện cách trồng phôi nấm bào ngư trong thùng xốp là:

Bước 1: Chọn khu vực đặt phôi nấm
Chọn vị trí đặt phôi nấm là điều lưu ý đầu tiên bạn cần quan tâm khi thực hiện cách trồng nấm bào ngư tại nhà.

Để phôi nấm có thể thích nghi và phát triển một cách tốt nhất bạn hãy đặt phôi trồng nấm bào ngư tại các vị trí có độ ẩm cao, tránh được nắng mưa và hạn chế tối đa tình trạng gió lùa. Một số vị trí tốt mà bạn có thể cân nhắc đặt phôi như gầm cầu thang, tán cây lớn trong vườn nhà, nhà tắm không sử dụng đến,...

Hướng dẫn trồng nấm bào ngư tại nhà
Hướng dẫn trồng nấm bào ngư tại nhà

 

Bước 2: Xử lý nguyên liệu và lưu ý trước khi đặt phôi nấm

Một vài lưu ý về việc xử lý trước lúc đặt phôi khi áp dụng kỹ thuật trồng nấm bào ngư trong nhà. Phôi nấm khi mới đưa về bạn đừng nên trồng ngay mà hãy để phôi nghỉ trong khoảng 5 ngày để có thể ổn định lại sau quá trình vận chuyển.

Sau khi tiến hành mở nắp phôi và bắt đầu quá trình trồng nấm bào ngư tại nhà, bạn nên đặt nắp phối chếch xuống dưới để dễ dàng thoát nước, tránh trường hợp nước đọng gây hư phôi.

Bước 3: Hướng dẫn tưới phôi nấm đúng cách

Tưới phôi nấm là bước quan trọng trong cách trồng nấm bào ngư xám tại nhà để bổ sung thêm nước và độ ẩm giúp nấm phát triển tốt. Bạn có thể thực hiện tưới nước cho phôi trong hai trường hợp là khi chưa mở nắp và khi đã mở nắp, cụ thể như sau:

  • Khi phôi chưa mở nắp, bạn tiến hành tưới trực tiếp nước mát lên bề mặt phôi để tạo độ mát.
  • Khi đã mở nắp phôi, bạn chỉ sử dụng bình xịt phun sương để tưới lên bịch phôi nấm theo hướng từ dưới lên trên.
Cách trồng nấm bào ngư xám tại nhà
Cách trồng nấm bào ngư xám tại nhà

 

  • Đặc biệt lưu ý rằng, chỉ tưới xung quanh phôi cho đến khi có mầm nấm xuất hiện, không tưới trực tiếp vào cổ phôi để tránh đọng nước gây úng và hư phôi.
  • Số lần tưới nước trong ngày sẽ phụ thuộc vào tình trạng thời tiết và độ ẩm tại khu vực trồng. Nếu mưa nhiều và có độ ẩm cao bạn chỉ cần tưới 1 đến 2 lần/ngày, nếu trời nắng nóng và không mưa thì nên tưới cho phôi 3 đến 4 lần/ngày.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng cải kale thành công ngay trong lần đầu

Bước 4: Giữ ẩm cho phôi nấm

Một trong những điều kiện cần thiết để nuôi trồng nấm bào ngư và cho sản lượng nấm cao chính là việc duy trì độ ẩm ổn định cho phôi nấm. Bạn có thể áp dụng các cách trồng nấm bào ngư trong thùng xốp hiệu quả như phủ khăn đã nhúng nước lên trên các phôi nấm và để ở không gian râm mát hoặc để phôi gần các vị trí có nước như phòng tắm ít khi sử dụng hoặc sử dụng thau nước để ngay phía dưới khu vực sắp xếp các phôi,...

Bước 5: Thu hoạch nấm đúng cách để phôi bền bỉ

Giống với cách trồng nấm mối đen, khi thu hoạch nấm bào ngư, bạn cần căn thời gian và kích cỡ nấm để hái nấm chính xác và không ảnh hưởng để đợt thu hoạch tiếp theo. Thông thường thời gian để thu hoạch tốt nhất là sau 12 tiếng kể từ khi nấm bắt đầu nhú, khi đó đường kính của nấm sẽ đạt khoảng 4 đến 5cm, đây là kích thước chuẩn nhất để hái nấm.

Tiêu chuẩn thu hoạch nấm bào ngư
Tiêu chuẩn thu hoạch nấm bào ngư

 

2.2. Cách bảo quản nấm bào ngư sau khi thu hoạch

Sau khi thu hoạch nấm, nếu chưa cần sử dụng ngay thì bạn nên cắt bỏ phần gốc và bỏ vào túi kín hoặc hộp có nắp đậy và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 3-5 độ. Tránh rửa nấm trước khi bảo quản vì như vậy sẽ khiến nấm bị nhũn và nhạt vị khi chế biến.

2.3. Các lưu ý quan trọng khi trồng nấm tại nhà

Một số lưu ý quan trọng khi tiến hành trồng nấm bào ngư tại nhà mà bạn cần phải nhớ trong suốt quá trình thực hiện cách trồng nấm bào ngư bằng phôi là:

  • Luôn đặt phôi nấm theo hướng chếch xuống để đảm bảo phôi không bị úng nước.
  • Sử dụng nước sạch để tưới phôi, tránh sử dụng nước có chứa bụi bẩn, phèn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực. đến sự phát triển của các sợi nấm trong phôi.
  • Luôn đảm bảo duy trì độ ẩm và nhiệt độ ở mức mát mẻ cho phôi nấm phát triển ở điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên nên cung cấp vừa phải để tránh trường hợp dư thừa gây úng nước và nhũn, hư nấm.
điều kiện cần thiết để nuôi trồng nấm bào ngư
điều kiện cần thiết để nuôi trồng nấm bào ngư

 

2.4. Lợi ích khi tự trồng nấm tại nhà

Trồng nấm bào ngư tại nhà mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, nổi bật trong đó có thể kể đến như:

  • Việc trồng nấm mang lại cho bạn và gia đình lượng thực phẩm với đa dạng chất dinh dưỡng sạch và đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm hơn so với việc mua tại các cơ sở cung cấp trên thị trường.
  • Các phôi nấm không quá lớn không chiếm quá nhiều diện tích trong căn nhà của bạn, đây cũng là cách tận dụng hiệu quả các khoảng không tối tại nhà.
  • Việc chăm sóc nấm bào ngư khá đơn giản và không yêu cầu nhiều kỹ thuật như các loại rau hay thực phẩm hữu cơ khác nên dễ thực hiện và mang lại hiệu quả khá cao.

>> Xem thêm: Mách bạn mùa đông trồng rau gì để cây sinh trưởng và phát triển tốt

3. Giải đáp thắc mắc khi trồng nấm tại nhà

Sau đây là một vài thông tin giải đáp cho các vấn đề mà bạn có khả năng gặp phải khi tiến hành cách trồng nấm bào ngư từ phôi:

3.1. Tại sao nấm bào ngư không ra

Một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng phôi nấm bào ngư không ra trong quá trình chăm sóc là:

  • Bệnh trên bịch phôi nấm: Chủ yếu là do thời tiết oi bức khiến cho bịch phôi bị bí hơi sẽ ảnh hưởng lên phôi và khiến phôi hỏng. Hoặc cũng có thể do quá trình vận chuyển vô tình khiến phôi bị dập tơ nấm gây ra mốc xanh và ngả vàng ở bịch phôi nấm.
  • Bệnh trên cây nấm: Do chăm sóc sai cách dẫn đến úng nước, thiếu oxy cho nấm nên xuất hiện tình trạng nấm bị úng vàng, thối nhũn hoặc xuất hiện tình trạng nắp nấm không bung, thân còi cọc và không đạt số lượng cây nấm/phôi.
Giá thể trồng nấm bào ngư bị bệnh
Giá thể trồng nấm bào ngư bị bệnh

 

3.2. Cây nấm tăng trưởng yếu hoặc ngừng phát triển do đâu

Tương tự với cách trồng nấm mỡ, trường hợp nấm bào ngư tăng trưởng kém hoặc ngừng phát triển có thể xuất hiện do chất nền trong phôi thiếu dinh dưỡng hoặc sai sót trong quá trình chăm sóc như không cung cấp đủ hoặc cung cấp dư thừa nước, độ ẩm cho phôi. Từ đó dẫn đến việc trao đổi không khi của sợi nấm bị ảnh hưởng gây ra tình trạng giảm sút năng suất của nấm. Khi gặp trường hợp này, bạn cần kiểm tra lại kỹ càng chất nền và các bước chăm sóc để tìm ra nguyên nhân chính xác, tiến hành thay thế kịp thời và hạn chế việc trồng phôi không đạt hiệu quả như mong muốn.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất xoay quanh vấn đề trồng nấm bào ngư tại nhà. Người Nhà Nông hy vọng qua đây bạn sẽ giải đáp được những băn khoăn của bản thân cũng như thực hành thành công việc trồng và chăm sóc loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này.

>> Xem thêm: [Top 10] Các loại rau trồng mùa thu đông thu hoạch “mỏi tay”

Chủ đề Chủ đề:

Nấm