Thứ năm, 13/04/2023 - 11:01
Trồng ổi không hạt như thế nào để mang lại hiệu quả, năng suất cao trong trồng trọt? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách trồng ổi không hạt đúng kỹ thuật giúp mùa màng bội thu.
Mục lục
Để cây ổi sinh trưởng phát triển tốt sẽ phụ thuộc vào cách trồng ổi không hạt và điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai. Cùng tìm hiểu các điều kiện giúp cây phát triển tốt nhé.
Ngày nay, có rất nhiều giống ổi không hạt được nhân giống và gieo trồng tại nước ta. Nhà vườn có thể lựa chọn một trong những giống ổi không hạt sau:
Vậy trồng ổi không hạt liệu có khó không? Cùng chúng tôi tìm hiểu các bước chuẩn bị trước khi trồng ổi không hạt nhé.
>> Xem thêm: Mách bạn mùa đông trồng rau gì để cây sinh trưởng và phát triển tốt
Lựa chọn giống ổi tốt cũng là một trong những cách trồng ổi không hạt mang lại năng suất cao. Dưới đây là một vài tiêu chí khi lựa chọn giống ổi không hạt:
Nếu muốn trồng tại nhà đơn giản hơn, bạn hãy lựa chọn các giống ổi có ít hạt và thực hiện trồng ổi bằng hạt để tự cung cấp trái cây cho gia đình.
Người nông dân có thể trồng ổi không hạt được quanh năm. Miền Bắc thường được trồng vào mùa xuân từ tháng 2-3, miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-6. Đây là thời điểm sẽ tiết kiệm nước tưới giúp cây mau bén rễ, phát triển.
Người nông dân có thể trồng cây ổi không hạt xen canh với một số cây khác có múi như chôm chôm, xoài, măng cụt, nhãn, đu đủ,... Tùy thuộc vào việc lựa chọn cây chính trong vườn mà điều chỉnh mật độ, khoảng cách trồng ổi không hạt thích hợp.
Người nông dân có thể đào đất thành các hố trồng có kích thước khoảng 50x50x50 cm. Tại những vùng đất trũng, hay đọng nước bạn cần vun thành mô cao 20-30cm, rộng 40-60cm, người nông dân nên bố trí hệ thống thoát nước thuận tiện trong vườn.
Bạn có thể lấy một phần đất thịt ở trên mặt hố đã đào đem trộn với phân chuồng ủ hoai mục, phân Super lân, Kali. Sau đó cho toàn bộ phân vào hố chôn, tiến hành trước một tháng trước khi trồng cây.
Một trong những cách trồng ổi không hạt được nhiều người sử dụng nhất đó là khi trồng cắt phần dưới của bầu cây, đặt nhẹ cây con xuống chính giữa hố. Tiếp theo, hãy dùng kéo rạch ngang để kéo bầu nilon ra mà không làm vỡ bầu. Bạn vun đất ngang mặt bầu - ngang với miếng hố trồng. Cuối cùng, bạn tưới nước để cấp ẩm cho cây nhanh bén rễ.
>> Xem thêm: Cách trồng nấm mối đen – Loại thực phẩm giá trị vàng
Sau khi đã hiểu rõ kỹ thuật trồng ổi không hạt thì cũng có rất nhiều người thắc mắc chưa biết cách chăm sóc cây ổi sau khi trồng. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây ổi không hạt sau khi trồng nhé.
Đối với các cây con mới trồng, bà con nên duy trì tưới nước 2-3 lần nước/ngày, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu vào mùa mưa thì không cần phải tưới nước để tránh ngập úng làm cây bị thối rễ.
Còn đối với thời điểm cây đang ra hoa, đậu quả, nếu thời tiết hanh khô thì bạn nên bổ sung nước để quả mọng và tăng năng suất. Tưới nước là cách trồng ổi không hạt đơn giản và tối thiểu nhất mà ai cũng cần phải biết.
Năm đầu tiên cây chưa ra quả, bạn nên sử dụng phân tổng hợp NPK 16 - 16 - 8 với liều lượng 50 - 200g/lần/cây. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bón thêm 50 - 100g/cây Ure, 50 - 100g/cây K2SO4 nếu gặp tình trạng đất xấu.
Tại thời điểm cây bắt đầu cho thu trái, bạn nên bón phân tổng hợp NPK (loại 20 - 20 - 15; 16 - 16 - 8; 12 - 12 - 17 - 2 + TE; 15 - 15 - 15), phân chuồng. Các nhà vườn có thể bón phân vào các thời điểm sau: tháng 1, tháng 4, tháng 6 và tháng 8. Nhưng nếu cây đang ở thời kỳ ra hoa và đậu quả thì không nên bón nhiều đạm hoặc phun bón lá vì sẽ khiến lá phát triển mạnh và không đậu quả. Với cách trồng ổi cho nhiều trái này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng quả thu hoạch.
Bà con nên bồi thêm đất mịn hoặc đất nạo vét ở bùn ao để bồi đắp cho gốc cây. Thời điểm bồi gốc thích hợp là vào mùa nắng nóng, thời tiết hanh khô và có nhiệt độ cao.
Bồi gốc, xới xáo, làm sạch cỏ dại kết hợp với bón phân là công việc giúp duy trì độ ẩm ổn định cho gốc để hút chất dinh dưỡng. Đây là cách trồng ổi không hạt vô cùng hiệu quả được rất nhiều nhà vườn áp dụng.
>> Xem thêm: Cách trồng nấm bào ngư tại nhà cực đơn giản, mang lại hiệu quả cao
Tỉa cành cho cây là kỹ thuật trồng ổi không hạt đơn giản, dễ làm nhất. Năm đầu tiên, các nhà vườn nên bấm đọt để tạo bộ khung gồm 1 thân chính, tán cấp 1, tán cấp 2, tán cấp 3… tròn và cân đối cho cây. Khi đã có một bộ khung chuẩn trong thời gian sớm nhất thì cây sẽ hút dinh dưỡng nuôi thân chính, giúp cây ổi không hạt sinh trưởng tốt, mau sai quả.
Các năm sau bà con phải tỉa cành thường xuyên, tỉa cành bị sâu bệnh, cành yếu, không còn khả năng ra quả, cành mọc chen bên dưới để cây thông thoáng, quang hợp tốt. Người làm vườn phải chú ý khống chế chiều cao cho cây ổi từ 2-3m, để thuận tiện cho quá trình theo dõi, chăm sóc cây.
Nếu cây ổi chưa ra hoa thì tiến hành bấm đọt trên cùng, chỉ để lại 3 cặp lá kép. Nếu nhánh ổi đã ra hoa nhưng mới chỉ có cặp nụ thì bấm đọt và giữ lại thêm 1 cặp lá ở phía trên cặp hoa đó. Trên cặp lá giữ lại có thêm 1 cặp hoa, sau khi đã ra đủ 2 cặp hoa thì bạn tiến hành cắt đọt thêm lần nữa, không để lại cặp lá nào phía trên. Đây là bước không thể thiếu trong cách trồng ổi không hạt mà bạn nên áp dụng để cây phát triển khoẻ mạnh.
Bao ổi bằng túi là kỹ thuật không thể bỏ qua trong cách trồng ổi không hạt. Thời điểm thích hợp để bao trái là khi quả ổi có kích thước từ 2,5-3cm. Nên phun thuốc trừ sâu từ 1-2 ngày trước khi tiến hành bao ổi bằng túi để đảm bảo bên trong quả ổi không có mầm bệnh gây hại.
Các biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh cho cây như dọn dẹp vườn, tỉa cành, tụ gốc, làm cỏ dại cũng là cách trồng ổi không hạt hiệu quả giúp vườn ổi thoáng mát, hấp thụ ánh nắng trực tiếp. Dưới đây là cách phòng trừ một số sâu bệnh gây hại cho cây.
Ngoài ra còn có một số các bệnh hại mang tính chất phức tạp hơn như bệnh héo khô, bệnh loét thân, bệnh thán thư, bệnh sương mai,... Người nông dân phải theo dõi và phát hiện sớm để có các biện pháp phòng trừ để tránh lây lan khắp vườn. Phòng trừ sâu bệnh cũng là cách trồng ổi không hạt hiệu quả được nhiều người áp dụng thành công.
Sau khi đã áp dụng các cách trồng ổi không hạt như trên thì giờ là lúc gặt hái thành quả. Hầu hết các giống ổi không hạt đều thu hoạch sớm, sau khoảng 9 tháng bà con đã có thể thu hoạch lứa quả đầu tiên.
Thời gian từ tháng 10-2 dương lịch, một vài nhà vườn áp dụng biện pháp bấm đọt, xử lý hoa thì ổi sẽ cho quả theo dự tính ban đầu. Sau khi thu hoạch, ổi có thể để được từ 7-10 ngày ở điều kiện bình thường.
Sau khi đã hiểu rõ về cách trồng ổi không hạt thì vẫn có rất nhiều người thắc mắc không biết trồng ổi không hạt bằng gì tốt nhất và trồng ổi không hạt trong chậu có được không? Trong phần này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn một cách chi tiết nhất.
Hiện nay, người ta ít nhân giống ổi bằng hạt, mà chủ yếu là áp dụng những cách trồng ổi không hạt phổ biến là chiết cành hoặc ghép. Nếu thực hiện cách này, cây ổi sẽ nhanh cho trái và vẫn giữ lại được đặc tính quý của cây mẹ. Bạn có thể sử dụng một trong hai phương pháp này để trồng ổi không hạt.
Bạn có thể áp dụng cách trồng ổi không hạt ngay trong chậu hoặc thùng xốp. Với cách làm này bạn sẽ tiết kiệm được đất trồng, thời gian chăm sóc và chỉ sau 6 tháng trồng, bạn đã có ngay chậu ổi không hạt sai trĩu quả.
Trên đây là những chia sẻ của Người Nhà Nông giúp người nông dân hiểu được các kiến thức, kỹ thuật và cách trồng ổi không hạt đúng cách. Hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình một vườn ổi không hạt xanh tốt nhé. Chúc các bạn thành công.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả
Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả
Cây ăn quả
22-04-2023
Thanh long là loại trái cây được rất nhiều người ưa thích vì loại quả này chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Do đó, nhiều người có mong muốn tự trồng thanh long tại nhà. Vậy cách trồng cây thanh long từ hạt có khó không? Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu các phương pháp trồng thanh long bằng hạt.
Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con
Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con
Cây ăn quả
22-04-2023
Nhiều vườn cây, nông trại lựa chọn trồng thanh long ruột đỏ vì giống quả này cho trái đều và hiệu quả kinh tế vượt trội. Thanh long ruột đỏ là trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên chúng rất được người tiêu dùng yêu thích. Để giúp bà con có một mùa vụ năng suất thì Người Nhà Nông chia sẻ tới bạn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ hiệu quả.
Trồng thanh long trong chậu - Giải pháp trồng trọt “siêu hời” cho bà con
Trồng thanh long trong chậu - Giải pháp trồng trọt “siêu hời” cho bà con
Cây ăn quả
22-04-2023
Thanh long là loại quả mang lại nhiều dinh dưỡng cùng với ý nghĩa phong thuỷ cát tường, thịnh vượng. Vì thế, nhiều người lựa chọn trồng thanh long trong chậu để vừa làm cây hái quả vừa làm cảnh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc cách trồng cây thanh long kiểng và cách chăm sóc chúng dễ dàng tại nhà.
Quy trình trồng thanh long như thế nào? Cách chăm sóc chuẩn
Quy trình trồng thanh long như thế nào? Cách chăm sóc chuẩn
Cây ăn quả
21-04-2023
Quy trình trồng thanh long khá đơn giản mà hiệu quả lại cao. Không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, thanh long còn đóng góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu hoa quả ra thị trường quốc tế. Vì vậy, để nâng cao sản lượng và chất lượng, dưới đây là một số kỹ thuật trồng thanh long, chăm sóc và thu hoạch đúng tiêu chuẩn.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban