Thứ hai, 10/04/2023 - 11:38
Bệnh trên cây sầu riêng có những loại bệnh nào? Sầu riêng là một loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi trồng, cây dễ thường gặp một số loại bệnh hại. Vậy các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng là những loại bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục ra sao? Bà con hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
Bệnh trên cây sầu riêng - Bệnh thối trái sầu riêng là một loại bệnh hại khiến trái bị hư thối từ bên trong hoặc nấm gây hại làm trái sầu riêng bị thối cuống và rụng hàng loạt khiến nông dân bị mất mùa.
Nguyên nhân gây ra sầu riêng bị thối trái là một loại nấm có tên khoa học là Phytophthora palmivora. Loại nấm này thường xâm nhập vào bên trong trái sầu riêng thông qua các vết đục được tạo ra bởi sâu hại sầu riêng đục trái.
Nấm trái hoạt động mạnh vào mùa mưa hoặc không khí ẩm ướt, thời tiết nhiều sương mù, thoát nước kém tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và lây lan trên diện rộng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trên cây sầu riêng - thối trái đó là quả sầu riêng bị thối cuống, thối rễ và thối phần thân trái đồng thời xuất hiện tình trạng xì mủ. Cây sinh trưởng kém, xuất hiện hiện tượng lá vàng úa, nhiều quả chưa chín đã rụng hàng loạt.
Mầm bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở phần đít trái. Ban đầu nó chỉ là một chấm nhỏ màu đen. Nhưng sau đó chúng lớn dần, chuyển sang màu xám và lan ra toàn quả. Lúc này mầm bệnh đã ăn sâu vào bên trong quả. Và khi bổ ra, chúng ta sẽ thấy phần thịt quả bị nhũn và có mùi lên men khó chịu.
>> Xem thêm: Bật mí cách trồng gừng năng suất cao cho bà con
Phương pháp hữu hiệu nhất để bà con có thể xử lý bệnh thối trái ở cây sầu riêng là:
Bệnh thán thư trên sầu riêng khiến cho cây sầu riêng gặp phải tình trạng rụng lá rất nhiều. Ngoài ra bệnh còn gây hại trên nhiều vị trí của cây như hoa và quả non khiến cho vụ mùa bị thiệt hại. Để chăm sóc cây sầu riêng ra hoa tốt hơn, bạn cần lưu ý đến bệnh này.
Bệnh thán thư ở cây sầu riêng xuất hiện do một loại nấm có tên khoa học là Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Loại bệnh này thường gặp ở các cây sầu riêng trong mùa mưa.
Loại bệnh trên cây sầu riêng này rất dễ lây lan giữa các cây sầu riêng vì khi có một cây bị nhiễm bệnh các bào tử của nấm sẽ theo gió mà lây lan cho các cây khác trong vườn.
>> Xem thêm: Cách trồng chanh trong chậu và một số lưu ý bạn nên biết
Cách dễ nhất để nhận biết bệnh thán thư ở cây sầu riêng là nhìn vào lá cây. Lá cây sầu riêng bị bệnh thán thư thường có những vết lõm viền màu nâu sẫm bắt đầu từ phần rìa lá rồi sau đó lan dần lên hết lá.
Khi phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy cây sầu riêng bị nhiễm bệnh thán thư bà con nên:
Bệnh cháy lá cây sầu riêng khiến cho lá cây bị cháy khô từ lá non đến lá già khiến lá rụng biến dạng và quăn lại. Bệnh cháy lá thường tập trung thành từng cụm kết dính lại do sự mọc lan của sợi nấm, có thể dẫn đến chết ngọn và
Nấm Rhizoctonia solani là nguyên nhân chính gây ra bệnh cháy lá cây ở sầu riêng hiện tượng này có thể xảy ra đối với cả lá già lẫn lá non.
Với những cây sầu riêng bị nhiễm bệnh cháy lá, vết bệnh trên cây sầu riêng ban đầu xuất hiện trên lá dưới hình dạng tròn nhỏ như vết bỏng nước. Sau một thời gian, những vết này to lên, lan dần ra trên lá rồi chuyển sang màu nâu rồi cháy khô.
Cũng giống như các bệnh khác, khi phát hiện cây sầu riêng có dấu hiệu của bệnh cháy lá, bà con nên cắt tỉa và loại bỏ ngay những lá cây đã bị nhiễm bệnh nhằm tránh lây lan ra khắp vườn đồng thời phun vắc xin và siêu đồng để diệt nấm.
Loại bệnh hại này khiến cho cây sầu riêng không thể phát triển một cách bình thường vì nó gây ra tình trạng thối trên hầu hết các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, hoa và quả.
Bệnh thối gốc hay nứt thân xì mủ ở cây sầu riêng do một loại nấm có tên khoa học là Phytopthora palmivora gây ra. Lloại nấm này tồn tại trong đất và gây hại đến cây sầu riêng trong mọi giai đoạn từ lúc ươm cây đến khi cây trưởng thành.
>> Xem thêm: Cách bón phân cho cây chanh giúp tăng năng suất vượt trội
Dấu hiệu để nhận biết loại bệnh trên cây sầu riêng này có cây sầu riêng đó là: xuất hiện các vết nứt ngắn hoặc dài trên thân cây và cành cây. Các vết nứt này đều có nhựa màu nâu chảy ra và luôn ướt. Cây bị nhiễm bệnh nứt gốc xì mủ thường còi cọc và kém phát triển.
Để xử lý những cây sầu riêng bị bệnh nứt thân xì mủ, chúng ta cần:
Hiện tượng đốm rong trên thân cây sầu riêng khiến cho cây gặp phải tình trạng khó phát triển còi cọc.
Nguyên nhân gây ra bệnh đốm nâu thân cây là do một loại tảo có tên là Cephaleuros virescenns.
Cây sầu riêng bị bệnh đốm rong trên lá thường còi cọc và kém phát triển do loại bệnh này ngăn cản sự quang hợp của lá. Lá cây nhiễm bệnh trên cây sầu riêng này thường xuất hiện nhiều đốm tròn nhỏ màu xanh xám hoặc đỏ nâu và chuyển sang màu xám nâu khi những vết bệnh này đã cũ.
Với loại bệnh này, bà con không cần phải tỉa để loại bỏ những lá cây bị nhiễm bệnh. Mà thay vào đó, bà con chỉ cần phun cho cây hỗn hợp vắc xin và siêu đồng 3 lần 1 tuần để diệt tảo.
Bệnh nấm hồng trên thân cây sầu riêng khiến cho các cành nhỏ của cây sầu riêng bị còi cọc và kém phát triển do nó cản trở việc đưa chất dinh dưỡng và nước từ gốc lên ngọn cây.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm hồng trên thân cây sầu riêng là một loại nấm có tên khoa học là Erythricium salmonicolor gây ra.
Cây sầu riêng bị nhiễm bệnh trên cây sầu riêng - nấm hồng thường có những dấu hiệu sau đây:
Khi phát hiện các dấu hiệu trên, bà con hãy phun hỗn hợp vacxin và siêu đồng cho cây thường xuyên để diệt khuẩn và diệt nấm
Bệnh vàng lá ở cây sầu riêng thường khiến cho cả cây non lẫn cây trưởng thành bị còi cọc và kém phát triển. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chết cây hoặc lan rộng ra cả vườn. Bà con cần nghiên cứu để xác định rõ nguyên nhân và cách phòng trừ giúp cây phục hồi và khỏe mạnh.
Cây bị vàng lá có thể từ nhiều nguyên nhân như: thiếu chất dinh dưỡng, thối rễ, nhiễm nấm hoặc nhện đỏ phá hoại. Nhưng nguyên nhân chính gây ra bệnh vàng lá ở cây sầu riêng đó là do hai loại nấm Phythophthora và Fusarium.
Dấu hiệu để nhận biết bệnh trên cây sầu riêng - vàng lá này đó là lá cây sầu riêng trường thành bắt đầu ngả vàng sau đó rụng dần. Đối với những cây non chưa có nhiều lá thì cây ra đọt non chậm hơn so với bình thường và thấy chóp lá thường bị cháy.
Để xử lý tình trạng vàng lá thối rễ sầu riêng, bà con nên tiến hành cắt tỉa bớt các cành cây bị vàng quá nhiều. Bổ sung bón phân chuồng cho cây nhằm cải thiện độ pH của đất. Đồng thời kích thích cho các chủng nấm men, vi khuẩn có lợi tái tạo bộ lại rễ mới chắc khỏe hơn cho cây.
Hiện tượng đốm mắt cua trên lá sầu riêng rất hay xuất hiện ở những cây sầu riêng trưởng thành. Do đó chúng thường bị lầm tưởng là không phải một loại bệnh hại.
Đôi mắt bôi trên lá sầu riêng được gây ra bởi một loại nấm có tên là Phomopsis durionis. Vi khuẩn phát triển mạnh vào thời tiết ẩm và nhiệt độ từ 20-30 độ C lây lan mạnh thông qua mưa gió và dụng cụ làm vườn gây hại chủ yếu ở những cây con và lá non.
Lá của cây bị nhiễm bệnh thường xuất hiện nhiều vết đốm nhỏ như vết kim châm. Những đốm này thường có màu nâu nhạt và viền màu vàng và xuất hiện ở cả hai mặt lá.
Để kết thúc tình trạng bệnh trên cây sầu riêng này, bà con nên tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh tật. Kết hợp phun vắcxin cùng với siêu đồng hai lần một tuần để diệt nấm gây bệnh một cách triệt để để. Nhìn chung, ngoài phương pháp trồng và chăm sóc sầu riêng, bà con cần lưu tâm hơn đến các bệnh hại cây để mùa vụ đạt năng suất cao.
Bài viết vừa rồi của chúng tôi đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin về các bệnh trên cây sầu riêng mà bà con thường gặp. Đồng thời chia sẻ nguyên nhân, cách nhận biết và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng với những thông tin Người Nhà Nông chia sẻ trong bài, người dân có thể sớm đẩy lùi được các bệnh hại trên cây sầu riêng.
Chủ đề:
Sầu RiêngTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả
Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả
Cây ăn quả
22-04-2023
Thanh long là loại trái cây được rất nhiều người ưa thích vì loại quả này chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Do đó, nhiều người có mong muốn tự trồng thanh long tại nhà. Vậy cách trồng cây thanh long từ hạt có khó không? Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu các phương pháp trồng thanh long bằng hạt.
Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con
Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con
Cây ăn quả
22-04-2023
Nhiều vườn cây, nông trại lựa chọn trồng thanh long ruột đỏ vì giống quả này cho trái đều và hiệu quả kinh tế vượt trội. Thanh long ruột đỏ là trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên chúng rất được người tiêu dùng yêu thích. Để giúp bà con có một mùa vụ năng suất thì Người Nhà Nông chia sẻ tới bạn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ hiệu quả.
Trồng thanh long trong chậu - Giải pháp trồng trọt “siêu hời” cho bà con
Trồng thanh long trong chậu - Giải pháp trồng trọt “siêu hời” cho bà con
Cây ăn quả
22-04-2023
Thanh long là loại quả mang lại nhiều dinh dưỡng cùng với ý nghĩa phong thuỷ cát tường, thịnh vượng. Vì thế, nhiều người lựa chọn trồng thanh long trong chậu để vừa làm cây hái quả vừa làm cảnh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc cách trồng cây thanh long kiểng và cách chăm sóc chúng dễ dàng tại nhà.
Quy trình trồng thanh long như thế nào? Cách chăm sóc chuẩn
Quy trình trồng thanh long như thế nào? Cách chăm sóc chuẩn
Cây ăn quả
21-04-2023
Quy trình trồng thanh long khá đơn giản mà hiệu quả lại cao. Không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, thanh long còn đóng góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu hoa quả ra thị trường quốc tế. Vì vậy, để nâng cao sản lượng và chất lượng, dưới đây là một số kỹ thuật trồng thanh long, chăm sóc và thu hoạch đúng tiêu chuẩn.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban