Thứ hai, 10/04/2023 - 10:12
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái như thế nào là câu hỏi được nhiều bà con quan tâm. Việc chăm sóc đúng thời điểm và đúng kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao được sản lượng và năng suất của cây. Nếu như bạn chưa biết cách chăm sóc sầu riêng sao cho đúng cách thì hãy đọc ngay bài viết sau của nguoinhanong để hiểu hơn nhé!
Mục lục
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận từ nhà vườn. Mục tiêu chính trong giai đoạn này chính là cây sẽ hình thành được mầm hoa và cho hoa đồng loạt.
Khi hoa đã phát triển đồng loạt thì quá trình chăm sóc sầu riêng sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn có thể tiện theo dõi hơn. Để đạt được điều này thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Trước khi biết kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái thì bạn cần phải biết được thời gian mà cây phân hóa mầm. Thông thường thời gian này sẽ rơi vào tháng 12 và tháng 1 của mỗi năm.
Nếu như trong thời gian này mà cây chưa hoặc phân hóa mầm ít thì bạn cần dọn sạch cỏ, tạo độ thông thoáng cho đất. Khi đất đã có hiện tượng khô, cây héo mà chưa ra mầm thì có thể tưới một lượng nước nhẹ cho đủ ấm thân.
Cách chăm sóc cây sầu riêng khi ra hoa chính là tỉa bỏ hết các hoa đã ra trước đó để tập trung cho 1 đợt sau. Lúc này thì thời gian thu hoạch quả mới đồng đều được, và không kéo dài quá lâu.
Sầu riêng cần rất nhiều dinh dưỡng để tạo cơm. Khi bạn kéo dài thời gian này thì cây sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị kiệt quệ, suy nhược và khó phục hồi, đặc biệt là dễ mắc bệnh nấm. Đây là một trong những nguyên nhân chính cần phải kích thích gây ra hoa đồng loạt.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đất trồng dưa leo cho cây phát triển tốt
Tưới nước đóng vai trò quan trọng trong cách chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái. Lúc này khi tưới nước bạn cần phải chú ý các điều sau:
- Thời điểm: Mầm hoa đã dài khoảng 3 đến 4cm thì bắt đầu tưới nước, không nên tưới sớm. Các bông hoa ở đầu cành sẽ có xu hướng phát triển mạnh, còn các bông hoa rơi vào trạng thái ngủ sẽ không cho ra trái.
- Cách tưới: Bạn sẽ tưới nước chầm chậm từ bên ngoài và lan vào bên trong. Bạn nên tưới bên dưới tán cây vì nơi đó có rất nhiều rễ tơ để hút nước. Tùy theo loại đất mà bạn có thể điều chỉnh lần tưới tiếp theo sao cho hợp lý, thông thường là khi đất bắt đầu khô.
Tưới nước là một kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng khi ra hoa cần sự tính toán kỹ càng. Khi bạn giảm lượng nước thì bạn cần phải theo dõi cẩn thận để cây không bị mất nước, làm ảnh hưởng đến việc đậu trái.
Cây đã đậu trái thành công thì tăng dần lượng nước tưới tiêu để giúp trái phát triển. Do đó có thể khẳng định rằng việc tưới nước sẽ quyết định lớn đến năng suất sầu riêng.
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái chính là bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây và lá. Nhiều chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng để cung cấp dinh dưỡng, hạn chế dùng phân bón gốc. Nếu cung cấp dinh dưỡng đúng cách, bạn sẽ hạn chế được tình trạng thối trái sầu riêng, thán thư sầu riêng, hoặc sầu riêng bị vàng lá.
Nếu như bạn sử dụng phân bón gốc thì dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi lá làm cho hoa nhỏ lại, cuống cây bị yếu, ảnh hưởng đến việc nuôi trái. Khi nụ hoa đã hình thành rõ thì bạn có thể sử dụng phân bón NPK 20-20-20+ TE và Botrac để nuôi cây.
Một kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái được nhiều nhà nông truyền lại chính là tỉa chùm hoa. Thông thường thời điểm đi làm điều này chính là khi chùm hoa hình thành từ 3 - 5cm.
Đối với những cành cấp 1, vị trí để chùm hoa cách thân từ 0,5 đến 1,8m. Khi cây càng lớn thì vị trí sẽ cần phải thấp, cách xa thân. Đối với những cành ở cấp 2 thì không để hoa ở đầu cành. Tùy vào sức khỏe mà có thể để từ 4 đến 5 chùm trên một cành.
Tỉa bớt hoa trong một chùm cũng là một hướng chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa. Thông thường lúc này hoa sẽ dài từ 8 đến 10 cm, số lượng khá nhiều. Do đó mình chỉ ưu tiên lấy lại những hoa khỏe, mập cuống.
>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng dưa leo bò đất chuẩn xác, năng xuất cao
Bạn cần phải biết cách phân biệt các đợt hoa xả nhị để có phương pháp chăm sóc phù hợp nhất. Theo hướng dẫn về chăm sóc cây sầu riêng khi ra hoa đậu trái từ các chuyên gia nhà nông, sẽ có 2 biện pháp phân biệt đợt hoa xả nhị.
Cách 1: Bạn đánh số thứ tự cho từng cây và ghi chép ngày xả nhị trong đợt 1.
Cách 2: Bạn cần đánh dấu sơn các màu khác biệt cho từng lứa hoa để nhận biết các đợt xả nhị.
Sau khi bạn đã chăm sóc cây suốt quá trình ra hoa thì đến khi chăm sóc cây sầu riêng con sẽ có một vài thay đổi nhỏ trong chu trình. Cụ thể như sau:
Khi bạn đã tỉa bớt hoa ở chùm một thì một chùm sẽ không quá 10 hoa. Việc tỉa bớt hoa sẽ giúp cho chất lượng và trọng lượng quả tăng lên. Thời điểm tỉa quả như sau:
Lần 1: Tỉa những trái bị méo hoặc bị sâu sau khi hoa nở từ 3 đến 4 tuần.
Lần 2: Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái chính là tỉa các quả cong vẹo, dị dạng khi hoa nở được 8 tuần.
Lần 3: Khi hoa đã nở được khoảng 10 tuần thì bạn tỉa những trái không đặc trưng của giống.
Bạn chỉ để lại từ 2 đến 3 quả/chùm. Một cây sẽ có từ 70 đến 120 quả. Nếu như trong quá trình nuôi trồng quả có dấu hiệu rụng thì bạn chỉ nên tập trung nuôi các quả giàu dinh dưỡng, loại bỏ các quả không đạt tiêu chuẩn.
Riêng đối với việc bón phân nuôi quả là một kỹ thuật quan trọng trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái. Bạn có thể chia thời gian bón phân thành từng đợt như:
-Giai đoạn 1: Khi quả đã được 60 ngày, nên bón phân NPK 15-15-15 YARA. Liều lượng bón như sau: 0,5kg/cây/lần/2 lần, thời gian cách nhau từ 10 đến 15 ngày. Bạn sẽ dùng phân rắc quanh tán cây nếu như không đủ độ ẩm thì bạn có thể chủ động tưới nước vào để làm tan.
-Giai đoạn 2: Chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn đậu trái chính là khi trái được 80 - 85 ngày, bón phân NPK (12-7-17+TE hoặc 12-12-17+TE). Liều lượng bón: 0,15-0,25kg/cây/lần và cách nhau 10 đến 14 ngày.
-Giai đoạn 3: Khi quả đã có khoảng 105 ngày tuổi, sử dụng phân K2SO4 với liều lượng 03kg/cây. Thời gian bón cách nhau 7 ngày.
Lưu ý: Riêng đối với giống sầu riêng Monthong sẽ thu hoạch muộn hơn Ri6 từ 15 đến 20 ngày. Do đó thời gian bón phân cho Monthong sẽ chậm hơn Ri6 từ 15 đến 20 ngày.
Sau khi bạn đã biết được những kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái thì bạn nên tìm hiểu thêm về biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại sầu riêng. Việc tạo nên một nền tảng sức khỏe tốt cho cây sẽ giúp cho cây dễ dàng chống chọi lại các bệnh tật từ môi trường.
Khi trái chuyển từ giai đoạn non sang già chính là thời gian tích lũy tinh bột. Ngoài tích cực phòng tránh bệnh trên cây sầu riêng, bạn nên bổ sung các vi lượng như Zn2+, Cu2+,...để cây không bị sượng. Đến khi sầu riêng đã chuyển hóa tinh bột hoàn toàn thì bạn nên bổ sung Kali trắng, không nên bón Kali đỏ.
Một trong những điều cần lưu ý trong cách chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái chính là không để cây bị thừa nước. Vì vậy khi vào mùa mưa bạn cần làm bồn thoát nước hoặc các rãnh thoát nước.
Trước khi sầu riêng thu hoạch từ 10 đến 15 ngày bạn phải cắt nước hoàn toàn. Trong trường hợp thời tiết có mưa thì phải chuyển sang thông bồn cho thoát nước. Đây là kỹ thuật phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch mà bất cứ người trồng nào cũng cần biết.
Bài viết trên đã giúp cho bạn biết được kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái hiệu quả từ các “cao thủ làm nông”. Hi vọng rằng với những thông tin mà Người Nhà Nông chia sẻ bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình chăm sóc vườn cây nhà mình. Bên cạnh đó bạn hãy luôn nhớ bảo vệ và chăm sóc cây từ những điều nhỏ nhất để đảm bảo cây có sức đề kháng tốt, cho ra quả nhiều nhé!
>> Xem thêm: Bệnh Panama trên chuối là gì? Cách phòng chống vàng lá chuối
Hiển thị mật khẩu
Chủ đề:
Sầu RiêngTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả
Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả
Cây ăn quả
22-04-2023
Thanh long là loại trái cây được rất nhiều người ưa thích vì loại quả này chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Do đó, nhiều người có mong muốn tự trồng thanh long tại nhà. Vậy cách trồng cây thanh long từ hạt có khó không? Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu các phương pháp trồng thanh long bằng hạt.
Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con
Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con
Cây ăn quả
22-04-2023
Nhiều vườn cây, nông trại lựa chọn trồng thanh long ruột đỏ vì giống quả này cho trái đều và hiệu quả kinh tế vượt trội. Thanh long ruột đỏ là trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên chúng rất được người tiêu dùng yêu thích. Để giúp bà con có một mùa vụ năng suất thì Người Nhà Nông chia sẻ tới bạn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ hiệu quả.
Trồng thanh long trong chậu - Giải pháp trồng trọt “siêu hời” cho bà con
Trồng thanh long trong chậu - Giải pháp trồng trọt “siêu hời” cho bà con
Cây ăn quả
22-04-2023
Thanh long là loại quả mang lại nhiều dinh dưỡng cùng với ý nghĩa phong thuỷ cát tường, thịnh vượng. Vì thế, nhiều người lựa chọn trồng thanh long trong chậu để vừa làm cây hái quả vừa làm cảnh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc cách trồng cây thanh long kiểng và cách chăm sóc chúng dễ dàng tại nhà.
Quy trình trồng thanh long như thế nào? Cách chăm sóc chuẩn
Quy trình trồng thanh long như thế nào? Cách chăm sóc chuẩn
Cây ăn quả
21-04-2023
Quy trình trồng thanh long khá đơn giản mà hiệu quả lại cao. Không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, thanh long còn đóng góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu hoa quả ra thị trường quốc tế. Vì vậy, để nâng cao sản lượng và chất lượng, dưới đây là một số kỹ thuật trồng thanh long, chăm sóc và thu hoạch đúng tiêu chuẩn.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban