Thứ hai, 10/04/2023 - 09:34
Phục hồi sầu riêng sau thu hoạch là việc làm vô cùng quan trọng để giúp cây lấy lại dưỡng chất cho mùa vụ sau. Bởi lẽ trước đó chúng đã phải dốc hết toàn lực để tạo bông và nuôi trái suốt thời gian dài. Nội dung bài viết dưới đây là thông tin chia sẻ về nguyên nhân cũng như kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch. Mời mọi người cùng tham khảo để hiểu rõ hơn!
Mục lục
Để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch bà con cần hiểu được nguyên nhân khiến cây sầu suy kiệt sau mỗi vụ mùa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Như đã nói để tạo bông và trái thì cây phải dốc toàn lực để sinh trưởng. Do đó sau thu hoạch cây mất hết sức lực là điều dễ hiểu.
Hiện nay cách chăm sóc sầu riêng ra hoa trái mùa rất phổ biến. Điều này giúp các nhà vườn thu hoạch được triệt để sản lượng sầu riêng quanh năm mà không tốn quá nhiều thời gian chờ đợi. Đây cũng được xem là phương pháp tương đối hiệu quả về mặt sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân.
Tuy nhiên việc làm dụng phương pháp kích thích ra hoa trái mùa chính là nguyên nhân khiến cây suy kiệt, dễ chết.
Ngoài ra việc làm này khiến cây phải ra hoa khi chưa đủ tuổi, tán cây chưa đủ lớn để nuôi trái khi đó nhà vườn lại phải xử lý bằng cách phun hoá chất để tiếp tục kích thích cây lớn nhanh. Chính vì vậy mà phục hồi sầu riêng sau thu hoạch là việc làm cần thiết và cấp bách nhất.
>> Xem thêm: Bón vôi cho đất phèn có tác dụng ra sao? Cách bón vôi hiệu quả
Sầu riêng mang lại giá trị kinh tế cao cho nên người nông dân bất chấp để thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Đặc biệt là lạm dụng phương pháp xiết nước tạo điều kiện khô hạn để cây ra hoa. Quá trình xiết nước trong thời gian dài hậu quả khiến cho sầu riêng bị suy yếu, mất dinh dưỡng, dễ dẫn đến chết cây.
Vậy nên mọi người cần tìm hiểu kỹ để cân nhắc lựa chọn phương án phục hồi sầu riêng sau khi thu hoạch.
Trong quá trình chăm sóc cây chắc chắn các nhà vườn đều sử hoá chất để hạn chế tình trạng ra lá non khiến trái bị sượng, rụng nhiều.
Tuy nhiên cây sầu riêng lại chủ yếu dự trữ dinh dưỡng trong lá nên việc ức chế ra lá non bằng hoá chất như thế sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây. Đồng thời cũng sẽ khiến cây suy yếu dần, đặc biệt là sau mỗi mùa vụ thu hoạch.
>> Xem thêm: Phương pháp bón vôi cho đất mặn có tác dụng gì? Hướng dẫn bón vôi hiệu quả
Sầu riêng vốn là loại cây có đặc tính ra nhiều hoa và quả. Việc để quá nhiều quả trên cây cũng là một trong các nguyên nhân khiến cây bị mất sức gây ra hiện tượng khô cành, không những thế còn ảnh hưởng đến khả năng ra trái mùa sau. Do đó phục hồi sầu riêng sau thu hoạch là việc nhất định mọi người không nên bỏ qua.
Hạn mặn cũng là nguyên nhân cơ bản khiến cây sầu riêng bị yếu đi. Khi gặp hạn mặn bộ rễ cây sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Điều này khiến cây hấp thụ chất dinh dưỡng kém hơn, không thể lưu thông, vận chuyển kịp thời cho toàn bộ thân, cành, trái.
Vì vậy sau một mùa vụ cây dần trở nên yếu đi, nếu để kéo dài dễ dẫn đến chết cây. Khi gặp hạn mặn như vậy mọi người lưu ý cần tìm cách phục hồi sầu riêng sau thu hoạch thật tốt.
Dưới đây là một số kỹ thuật phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch mà mọi người có thể tham khảo. Cụ thể như sau:
Cắt tỉa cành là một trong các cách chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả nhất. Việc cắt tỉa cành nên được làm thường xuyên với tần suất hai tháng một lần. Điều này sẽ giúp cho vườn cây trở nên thông thoáng hơn, giúp việc chăm sóc cây thuận tiện hơn.
Đồng thời còn giúp cây sầu riêng giảm bớt tình trạng sâu bệnh hại sầu riêng, vàng lá thối rễ sầu riêng, nứt thân, xì mủ,... Mọi người sẽ tiến hành cắt tỉa cụ thể như sau:
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đất trồng dưa leo cho cây phát triển tốt
Vệ sinh vườn xử lý nấm bệnh trên cây sầu riêng cũng là kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch mọi người tuyệt đối không được bỏ qua. Bởi vì giai đoạn sau thu hoạch sức đề kháng của cây rất yếu, dễ bị bệnh. Các vết thương trong quá trình thu hoạch cũng rất dễ mở đường cho nấm bệnh xâm nhập.
Lúc này mọi người có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như Nano đồng để rửa sạch các mảng bám, vết thương trên thân cành, lá, phun rửa quanh gốc cây
Rễ là nơi hấp thu dinh dưỡng, cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng toàn cây. Sau quá trình hoạt động để nuôi hoa, nuôi quả thì bộ rễ sẽ bị già đi, bị tổn thương cũng như yếu dần.
Do đó mọi người cần áp dụng đúng các cách phục hồi sầu riêng sau thu hoạch để bộ rễ khoẻ mạnh trở lại. Rễ cây có khoẻ thì cây mới phát triển, sinh trưởng tốt được.
Để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch mọi người cần chú ý đến nước tưới. Nhất định phải đảm bảo được quy tắc tưới nước đầy đủ vào mùa khô và có phương án thoát nước vào mùa mưa.
Tránh việc thiếu nước khiến đất khô cằn, cây khó hấp thu dinh dưỡng. Đồng thời cũng hạn chế ngập úng gây hại cho rễ, dẫn đến sâu bệnh xâm nhập.
Một lưu ý khác đó là tuyệt đối không sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cây. Nên giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc luôn giữ mực nước trong luống từ 60 - 80cm.
Bên cạnh việc quản lý nước thì mọi người cũng không được quên việc cải tạo nền đất. Đây là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc cây sầu riêng sau khi thu hoạch. Chỉ khi nào đất khoẻ, màu mỡ thì rễ cây mới dễ dàng hấp thu dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt hơn.
Mọi người có thể bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh hoặc các chế phẩm sinh học tốt cho đất.
Có thể bói bón phân chính là cách phục hồi sầu riêng sau thu hoạch nhanh chóng nhất. Điều này cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời giúp cây phục hồi khả năng sinh trưởng sau thời gian nuôi trái. Phân bón cũng sẽ giúp cây nhanh chóng ra lá mới, thúc đẩy quá trình đơm hoa, kết trái cao hơn.
Trước khi thu hoạch từ 7 - 10 ngày mọi người nên bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân chuồng, phân đạm và lân cũng cần thiết. Bón phân theo tỷ lệ 1/2 lượng phân đạm + 1/2 phân lân + 1/4 lượng Kali. Bón thêm vôi để giúp cân bằng độ pH trong đất.
Lưu ý: nên bón phân trên mặt đất cách gốc cây 40cm. Tuyệt đối không bón phân trực tiếp ở gốc cây.
Khi phục hồi sầu riêng sau thu hoạch mọi người cần quan tâm ở thời điểm cây bắt đầu ra chồi non. Bên cạnh đó, người làm vườn cũng nên chú ý chăm sóc chăm sóc cây sầu riêng mới trồng để hạn chế sâu bệnh. Thời điểm này các chồi lá non đang còn yếu nên rất dễ bị sâu bệnh tấn công như: sâu ăn hoa, sâu ăn lá, rệp sáp, rầy, nhện đỏ, bệnh thán thư trên sầu riêng, bệnh thối trái sầu riêng...
Để khắc phục tình trạng sâu bệnh mọi người có thể sử dụng các sản phẩm trừ sâu, đặc trị nấm, sản phẩm vi sinh phục hồi rễ, ứ chế nấm khuẩn gây hại. Lưu ý hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Như vậy nội dung bài viết trên đây của Người Nhà Nông đã chia sẻ về các cách phục hồi sầu riêng sau thu hoạch chi tiết nhất. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho mọi người trong quá trình trồng và chăm sóc vườn sầu riêng của mình. Chúc mọi người tham khảo áp dụng thành công nhé!
Chủ đề:
Sầu RiêngTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả
Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả
Cây ăn quả
22-04-2023
Thanh long là loại trái cây được rất nhiều người ưa thích vì loại quả này chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Do đó, nhiều người có mong muốn tự trồng thanh long tại nhà. Vậy cách trồng cây thanh long từ hạt có khó không? Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu các phương pháp trồng thanh long bằng hạt.
Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con
Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con
Cây ăn quả
22-04-2023
Nhiều vườn cây, nông trại lựa chọn trồng thanh long ruột đỏ vì giống quả này cho trái đều và hiệu quả kinh tế vượt trội. Thanh long ruột đỏ là trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên chúng rất được người tiêu dùng yêu thích. Để giúp bà con có một mùa vụ năng suất thì Người Nhà Nông chia sẻ tới bạn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ hiệu quả.
Trồng thanh long trong chậu - Giải pháp trồng trọt “siêu hời” cho bà con
Trồng thanh long trong chậu - Giải pháp trồng trọt “siêu hời” cho bà con
Cây ăn quả
22-04-2023
Thanh long là loại quả mang lại nhiều dinh dưỡng cùng với ý nghĩa phong thuỷ cát tường, thịnh vượng. Vì thế, nhiều người lựa chọn trồng thanh long trong chậu để vừa làm cây hái quả vừa làm cảnh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc cách trồng cây thanh long kiểng và cách chăm sóc chúng dễ dàng tại nhà.
Quy trình trồng thanh long như thế nào? Cách chăm sóc chuẩn
Quy trình trồng thanh long như thế nào? Cách chăm sóc chuẩn
Cây ăn quả
21-04-2023
Quy trình trồng thanh long khá đơn giản mà hiệu quả lại cao. Không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, thanh long còn đóng góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu hoa quả ra thị trường quốc tế. Vì vậy, để nâng cao sản lượng và chất lượng, dưới đây là một số kỹ thuật trồng thanh long, chăm sóc và thu hoạch đúng tiêu chuẩn.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban